1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Ngộ độc do ăn cá nóc sông

(Dân trí) - Sau 3 giờ khi ăn món canh chua nấu với cá nóc sông, gia đình cháu LTDT 5 tuổi, ngụ Đồng Tháp, cả nhà đều bị tê miệng và ói nhiều.

Sau đó, cả gia đình được đưa đến cấp cứu ở BV địa phương, trong đó bé L.T.D.T có biểu hiện nặng nhất, cháu T bị mệt nhiều, không đi đứng được nên được chuyển đến BVNĐ1 trong tình trạng đau bụng, ói nhiều, tê môi, không cử động được tứ chi.

 

Tại BVNĐ1, các BS phát hiện T bị yếu liệt toàn thân, nhịp tim rối loạn, không đều và không ghi nhận được trên điện tâm đồ. Ngay lập tức, bé T được hỗ trợ hô hấp, truyền dịch…, sau 2 ngày điều trị tích cực bé T đã có dấu hiệu cải thiện sức khỏe và đến ngày hôm nay (25/6) mới hồi phục.

 

Độc tố cá nóc sông được xác định là tetroclotoxin, giống như cá nóc biển, so biển hay mực đốm xanh….Toàn bộ cơ thể cá nóc sông đều có độc tố trên, nhiều nhất ở các phần gan, da, trứng cá, cơ quan sinh dục. Trong thịt cá cũng có độc tố này nhưng ít hơn.

 

Khi ngộ độc cá nóc trẻ sẽ bị tê vùng quanh môi, miệng, sau đó lan rộng toàn vùng đầu, mặt rồi đến các ngón tay ngón chân rồi các bàn tay, bàn chân. Tiếp đó, bệnh nhân sẽ đau đầu, vã mồ hôi, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn ói và chảy nước miếng nhiều.

 

Diễn biến nặng, trẻ sẽ không nói được, khó nuốt, khó cử động người mệt lả, yếu liệt toàn thân và bị suy hô hấp. Nếu ngừng trong vòng từ 6 giờ đến 24 giờ sau khi ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong. Nếu qua được 24 giờ, thì độc tố sẽ không còn tác dụng nữa, trẻ có thể phục hồi.

 

Nếu trẻ bị ngộ độc do ăn cá nóc sông, cần kích thích để trẻ ngộ độc nôn ói hết thức ăn trong dạ dày, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối, không cho trẻ em ăn cá nóc sông tươi và các sản phẩm chế biến từ cá nóc.

 

Ngọc Thanh