Nếu trót quá chén...

(Dân trí) - Trong dịp đón Tết mừng xuân, say sưa hưng phấn nâng chén, chạm cốc quá nhiều sẽ dẫn đến say xỉn. Say nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng, say nhẹ thì có thể áp dụng mấy phương pháp giải rượu đơn giản, dễ kiếm dưới đây.

Giấm ăn: 50g giấm ăn, 25g đường đỏ, 3 lát gừng tươi, đun qua một chút rồi mới cho uống.

 

Café: khi say rượu và rơi vào trạng thái ngủ mê mệt, có thể pha café đặc cho uống, sau một lúc sẽ tỉnh lại.

 

Chè đặc: chè đặc có khả năng giải trừ ngộ độc do cồn. Trong chè còn có chứa một lượng kiềm đáng kể có tác dụng trị liệu với hiện tượng hôn mê và ức chế hô hấp.

 

Húp cháo loãng: Khi gặp cháo loãng, chất cồn trong rượu bị ngưng tụ lại do đó giảm mạnh khả năng hấp thụ cồn trong cơ thể người.

 

Lòng trắng trứng gà sống: chất cồn trong rượu gặp chất protein trong trứng gà sẽ ngưng tụ mà lắng xuống, giải vây cho dạ dày, tránh cho niêm mạc của dạ dày khỏi sự tấn công của cồn. Do đó, khi thấy dấu hiệu say rượu, hãy uống ngay một chút lòng trắng trứng gà sống.

 

Nước chè đậu xanh: 50g đậu xanh rang chín, trộn với 1 nắm chè, cho vào ấm pha với nước sôi. Sau khi cho uống vài phút sẽ giải rượu ngay.

 

Nước vỏ long não: 100g vỏ long não đun với nước cho uống cũng có tác dụng giải rượu.

 

Củ cải - đường - giấm: Củ cải thái sợi nhỏ trộn với đường và giấm, ăn vừa mát, vừa ngon miệng lại có tác dụng giải rượu. Có thể giã nát củ cải vắt lấy nước cốt, cho thêm ít đường đỏ rồi uống. Ngoài ra có thể ăn sống củ cải một lượng thích hợp cũng mang lại hiệu quả giải rượu nhất định.

 

Ngó sen tươi: Ngó sen thái miếng hoặc sợi nhỏ trộn với đường và giấm hoặc giã nát vắt lấy nước cốt cho uống.

 

Đậu phụ: Khi quá chén có thể ăn ngay đậu phụ cũng là phương pháp giải rượu tốt

 

Hoa quả: Ăn nhiều loại hoa quả có tính axit cao như lê, táo, cam, hoặc quả dâu ép lấy nước

 

Một điều cần lưu ý là khi say không được uống nước ngọt có gas vì như vậy không khác nào đổ dầu vào lửa. Khi uống vào, chất cồn chạy khắp cơ thể sẽ sinh ra năng lượng anhydrit cacbonic lớn hơn, gây huy hại tới dạ dày, gan, thận, gây tăng huyết áp.

 

Nguyễn Trương Tuấn