Mẹ hiện đại chẳng ngại con biếng ăn!

“Biếng ăn” dường như là câu chuyện muôn thuở của các mẹ có con 1-6 tuổi. Tuy nhiên, với những hiểu biết đúng đắn và khoa học về tình trạng biếng ăn của trẻ trong giai đoạn này, các mẹ hiện đại đã có những bí quyết hay để cùng con “tạm biệt” biếng ăn.

Làm sao để con chịu ăn?

 

Theo quan niệm từ xưa đến nay, các em bé bụ bẫm tròn trịa mới được xem là khỏe mạnh và phát triển tốt. Do đó chỉ cần thấy con ăn ít vài ngày, hơi gầy gò, tăng cân chậm là nhiều mẹ đã tự hỏi phải chăng con mình bị biếng ăn, kèm theo những lo lắng bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tầm vóc và sức khỏe về sau.

 

Vậy là, nhiều mẹ bắt đầu “chạy đua” với cân nặng của con để mong con mình bằng bạn bè. Thường mẹ sẽ gắng ép con ăn tất cả các món trong bữa bằng cách dụ dỗ, nài nỉ, hoặc thậm chí dọa dẫm. Trẻ sẽ bối rối không hiểu mình đã làm gì sai khi bình thường mẹ vốn luôn tươi cười, cưng nựng nhưng hễ tới giờ ăn là mẹ trở nên “dữ dằn” như thế.

 

Trong khi đó, nhiều mẹ khác lại bấm bụng cho con ăn những món trẻ thích mặc dù không có tí dưỡng chất nào như: cơm với nước tương, bánh mì, bánh kẹo, nước ngọt, mì gói… Miễn sao con chịu ăn! Áp lực cho cả mẹ và con trong từng bữa ăn, đến từ đó.

 

Biếng ăn là “bài ca” muôn thuở ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6

Biếng ăn là “bài ca” muôn thuở ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6

 

Cả hai cách trên, theo chuyên gia tâm lý và dinh dưỡng, đều không phải là cách đúng để “trị” biếng ăn. Gây áp lực tâm lý sẽ khiến bé sợ hãi, chán ghét thức ăn hơn, còn chiều chuộng, để bé ăn theo ý thích hoặc ưu tiên cho bé ăn những thực phẩm hoặc thức uống giàu năng lượng để nhanh bắt kịp cân nặng có thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé như nguy cơ bị thừa đường, trong khi lại thiếu hụt nhiều loại vitamin và khoáng chất khác.

 

Làm sao để con chịu ăn?

 

Khẳng định từ các chuyên gia dinh dưỡng và tâm lý: chỉ một số rất ít trẻ thực sự bị biếng ăn do vấn đề bệnh lý, còn lại biếng ăn chỉ là biểu hiện tâm lý khá phổ biến và mang tính tạm thời trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt ở độ tuổi bé bắt đầu tập đi. Vậy nên mẹ hãy có cách nhìn tích cực hơn về vấn để biếng ăn của bé, tìm hiểu và áp dụng những kiến thức, phương pháp khoa học mới mẻ để bé yêu thích thức ăn hơn, đồng thời thu nạp dưỡng chất hiệu quả hơn.

 

So đồ chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm vào cơ thể

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm vào cơ thể

 

Trước tiên các mẹ tập cho bé làm quen và “chơi” với thế giới thức ăn đầy màu sắc. Cho bé chạm, ngửi, nếm, tìm hiểu về món ăn (nhất là món mới) để bé dần quen thuộc và thích món đó. Có mẹ còn sáng tạo những câu chuyện vui, ngộ nghĩnh xung quanh món ăn để bé gần gũi hơn với những “người bạn” bông cải xanh, rau củ, cá… Nhiều mẹ dành thời gian bày trí đĩa thức ăn thành những hình ảnh bắt mắt, sinh động tạo nhiều hứng thú cho bé trong giờ ăn.

 

Bày trí món ăn vui mắt, ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi ăn

Bày trí món ăn vui mắt, ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi ăn

 

Bên cạnh đó, vì mẹ hiểu tổng nhu cầu khẩu phần của trẻ được tính hàng ngày chứ không phải mỗi bữa ăn nên nếu trẻ không ăn đủ lượng khẩu phần trong một bữa, mẹ sẽ cho trẻ ăn bù thêm vào bữa khác trong ngày. Thay món bé không thích bằng món bé thích ăn và có cùng hàm lượng dinh dưỡng cũng là “chiêu” hay mà nhiều mẹ áp dụng: tôm thay cho cá; nấm tươi thay cho bông cải; nui, bánh mì… thay cho cơm.

 

Ngoài ra là xu hướng chọn sản phẩm có bổ sung nhiều vi chất để bù vào phần thiếu hụt của bữa ăn, nhất là có tỉ lệ đạm – đường – béo phù hợp để cân bằng và hỗ trợ tốt quá trình chuyển hóa năng lượng hiệu quả cho cơ thể.
 

Như vậy, nguyên tắc vàng trong cuộc chiến “trị” biếng ăn của bé chính nằm ở sự cân bằng trong việc cung cấp dinh dưỡng trong từng bữa ăn của trẻ.

 

Thấu hiểu và nắm được căn bản vấn đề biếng ăn của con sẽ khiến ngày càng nhiều mẹ tự tin rằng con mình sẽ ăn uống vui vẻ hơn, trong khi vẫn được bổ sung dưỡng chất hiệu quả. Những cái chun mũi, hay lắc đầu nguầy ngậy giờ đã được thay bằng niềm vui và hứng thú của cả mẹ và con trong mỗi bữa ăn. Còn mẹ, mẹ đã thử cách này chưa?
 
Friso Gold Pedia - Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho trẻ biếng ăn


 

Friso Gold Pedia - Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho trẻ biếng ăn

 

Theo khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng dành cho trẻ em Việt Nam (RDA – Recommended Dietary Allowance), hai ly sữa Friso Gold Pedia mỗi ngày bổ sung đến 80% nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ. Điểm nổi bật của Friso Gold Pedia là ở công thức cải tiến cân bằng dinh dưỡng giữa các chất đạm – đường bột– chất béo nhằm bổ sung những vi chất mà trẻ biếng ăn thường thiếu hụt. Ngoài ra, Friso Gold Pedia còn giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa nhờ thừa hưởng ưu điểm nổi trội của sản phẩm Friso. Với Friso Gold Pedia, mẹ sẽ vơi đi nỗi lo con thiếu chất, giảm bớt căng thẳng vì chuyện biếng ăn của con, biến mỗi bữa ăn trở thành niềm vui và hành trình khám phá thế giới lý thú cùng con.
 

Mẹ hiện đại chẳng ngại con biếng ăn!