1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Loãng xương: Đừng chủ quan

Qua trao đổi với TS. BS Lê Anh Thư, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Chủ tịch Hội loãng xương TP.HCM, được biết chị Kim Hồng không phải là trường hợp duy nhất cảm thấy ngạc nhiên khi biết mình bị loãng xương.

Tôi bị loãng xương ư?

Là một thành viên tích cực trong câu lạc bộ Yoga, đồng thời luôn chăm sóc gia đình với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chị Kim Hồng (Q.7) đã vô cùng ngạc nhiên khi biết mình bị loãng xương. Gặp nhau sau giờ tập, chị tâm sự:

- Mẹ tôi bị loãng xương và phải theo điều trị ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình đã nhiều năm qua. Cuối tháng 7 vừa rồi, theo đúng hẹn với bác sĩ, tôi đưa bà đến để kiểm tra kết quả điều trị, đồng thời thử đo mật độ xương của mình. Rất mừng là sự kiên trì chữa bệnh của mẹ tôi đã thành công nhưng cũng vô cùng bất ngờ vì chính tôi lại bị loãng xương trong khi suốt thời gian trước đó không hề có một dấu hiệu nào đáng ngại.

Qua trao đổi với Tiến sĩ Bác sĩ Lê Anh Thư, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Chủ tịch Hội loãng xương TP. HCM, được biết chị Kim Hồng không phải là trường hợp duy nhất cảm thấy ngạc nhiên khi biết mình bị loãng xương. Vì quá trình bị loãng xương diễn tiến một cách âm thầm nên một khi đã có dấu hiệu đáng ngại, nghĩa là bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn.

Và với những bệnh nhân biết mình bị bệnh khi chưa có dấu hiệu, phần đông lại khá chủ quan trong việc điều trị. “Vấn đề này thực sự khiến các bác sĩ chúng tôi phải lo lắng”. TS.BS Lê Anh Thư băn khoăn.

Loãng xương - Kẻ trộm cắp âm thầm

Trong buổi họp báo “Xương và sức khỏe xương” do nhãn hàng Anlene tổ chức, TS.BS Lê Anh Thư đã trình bày chi tiết về cấu tạo xương cũng như cách thức tấn công của bệnh loãng xương.

Xương của chúng ta được cấu tạo từ hai lớp. Lớp bên ngoài đươc gọi là lớp vỏ xương, rắn chắc và có độ xốp thấp, tạo thành lớp bảo vệ cho tất cả các xương trong cơ thể. Lớp bên trong yếu hơn, được gọi là xương bè hay lớp xương xốp, có độ xốp rất cao. Lớp xương này có cấu trúc tổ ong và phức tạp như một lưới dạng mạng đàn hồi, giúp xương phát huy chức năng cơ học tối đa.

Cả hai lớp xương được cấu tạo để chịu được áp lực trong các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể nào biết xương bị suy yếu nếu điều đó xảy ra từ sâu bên trong. Loãng xương như một kẻ trộm âm thầm lấy đi canxi và các chất dinh dưỡng của lớp xương bè. Điều này sẽ khiến xương trở nên xốp, mỏng, giòn và dễ gãy; hậu quả để lại rất khó khắc phục.

TS.BS. Lê Anh Thư cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương. Phụ nữ là người có nguy cơ mất xương cao hơn nam giới. Phụ nữ châu Á do có bộ xương nhỏ nên nguy cơ loãng xương lại càng cao hơn.

Loãng xương: Đừng chủ quan  - 1

Cấu trúc 2 lớp của xương

Đâu là giải pháp?

Cũng theo TS.BS Lê Anh Thư, phòng bệnh chính là giải pháp tốt nhất cho mọi người. Hãy đầu tư cho xương càng sớm càng tốt bằng cách vận động, bổ sung dưỡng chất và tránh các thói quen không tốt như lười vận động, ngồi không đúng tư thế, mang vác quá nặng… Trong các loại thực phẩm, sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất rất tốt cho xương, bao gồm các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê; chất đạm; vitamin D và các loại vitamin khác. Cơ thể cần được cung cấp tất cả các loại dưỡng chất nêu trên hằng ngày để phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Thêm vào đó, sữa là thức ăn rất dễ hấp thụ và tiện dụng, có thể sử dụng hằng ngày.

Mới đây, nhãn hàng Anlene đã cho ra mắt sản phẩm mới: Anlene Nano Canxi với Nano Canxi nhỏ hơn so với canxi thông thường 100 lần. Sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ mới nhất, giúp hấp thu canxi tối ưu cho xương. Đồng thời với công thức cải tiến mới nhất, Anlene Nano Canxi đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương với hàm lượng thích hợp và cân đối. 2 ly sữa Anlene mỗi ngày sẽ cung cấp 100% nhu cầu canxi và các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng xương chắc khỏe, phòng chống loãng xương từ trong ra ngoài.

Duy Thái