1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Kỳ cuối: Ai bảo vệ người tiêu dùng?

Để ngăn chặn các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc từ nơi cung cấp đến bàn ăn của người tiêu dùng chỉ có một con đường duy nhất là kiểm soát chặt chẽ từ biên giới đến khâu lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, khi những chất phụ gia, hóa chất vẫn được bán tràn lan, trôi nổi và dễ mua thì việc bắt giữ, xử phạt của các cơ quan chức năng vẫn là những con số còn quá khiêm tốn.

ȼ/p>

Cơ quan chức năng bảo không - phóng viên đi mua vẫn có

Đến nay chưa có cơ quan quản lý nào thống kê trên cả nước có bao nhiêu cơ sở kinh doanh ăn uống từ cao cấp đến bình dân để đưa ra con số chính xác và đốɩ chiếu với nó là việc lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện thực phẩm đó có an toàn hay không, có sử dụng hóa chất, phẩm màu, phụ gia độc hại trong chế biến thực phẩm hay không? Nhiều vụ việc, khi báo chí đưa tin thì cơ quan chức năng mới vào cuộc kiểm traȮ

Đơn cử tại Hà Nội, một thành phố với hơn 6 triệu dân và hàng nghìn nhà hàng, quán ăn, việc kiểm tra VSATTP và lấy mẫu để kiểm nghiệm thực phẩm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Với một số lượng nhà hàng, quán ăn nhiều như thế, chỉ riêngȠviệc kiểm tra ở những cơ sở được cấp phép đăng ký kinh doanh cũng phải mất tới vài năm mới có thể quay vòng lại được. Còn thức ăn đường phố, vỉa hè thì việc lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm nhằm phát hiện hóa chất, phụ gia độc hại…là điều còn ít ỏi.

Ȋ

Theo ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế Hà Nội thì hiện nay, toàn thành phố có 54 cơ sở kinh doanh mặt hàng phụ gia thực phẩm. Từ đầu năm đến nay, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Chi cục ȑã tiến hành kiểm tra 36 cơ sở. Kết quả cho thấy các cơ sở này đều có đầy đủ giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận hợp quy, nơi đóng gói lưu trữ đảm bảo… chỉ có một số ít có sơ suất khi chậm đưa raȠcác thủ tục khi kiểm tra. Còn đối với các điểm bán các loại phụ gia thực phẩm hay tinh chất đồ uống mang tính nhỏ lẻ tại các chợ ở 30 quận, huyện trên địa bàn Hà Nội, từ đầu tháng 5 đến nay, trước việc xuất hiện các thông tin về những loại phụ gia thực phẩm như làm nhừ thịt, làm tươi thịt… Chi cục đã chỉ đạo các Trung tâm Y tế tại quận, huyện tổ chức các đoàn kiểm tra để phát hiện các vi phạm nhằm xử phạt nghiêm nếu phát hiện. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, Chi cục cũng chưa phát hiện ra những loại phụ gia như báo chí đã phản ánh.

Trái ngược với thông tin mà ông Tụ đưa ra, chúng tôi đã mua được chất làm tươi thịt Săm pết không nhãn mác, không rõ nguồnȠgốc tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội. Về hóa chất Săm pết không nhãn mác không phải bây giờ mới được bán ở chợ Đồng Xuân mà nó xuất hiện cách đây vài năm. Chúng tôi đã phản ánh tới Đội QLTT số 2 và đơn vị này cũng cho lực lượng kiểm tra. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đi kiểm tra, mua thử đều bảo không thấy!

Kỳ cuối: Ai bảo vệ người tiêu dùng?
Cần tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện việc sử dụng phụ gia không được phép trong chế biến thực phẩm.ȼ/div>

Kiểm tra… không phát hiện mất an toàn VSTP?

Ông Tụ cũng cho biết, hàng tháng, các đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Y tế vẫn thường xuyên tổ chức lấy mẫu thực phẩm tại chợ, điểm kinh doanh để làm ɸét nghiệm nhằm ngăn chặn kịp thời những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Gần đây nhất, đoàn đã lấy mẫu xét nghiệm là gà, vịt quay tại điểm kinh doanh ở phường Khương Thượng, quận Đống Đa. Kết quả cho thấy những mẫu thực phẩm này đều đảm bảo các chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hay các mẫu bánh phở, giò…tại các chợ được lấy ngẫu nhiên đều cũng cho kết quả tương tự.

Theo thông tin từ Chi cục QLTT Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2014, lực lượng QLTT đã tổ chức kiểm tra và bắtȠgiữ 98.126 các loại phụ gia thực phẩm, gia vị… không nguồn gốc sản xuất, nhãn mác. Gần đây nhất, chiều 9/7, Đội QLTT số 12, Chi cục QLTT Hà Nội đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát Môi trường CATP Hà Nội tiến hành kiểm tra kho hàng của Công ty TNHH Đầu ɴư và thương mại DONGYANGNONGSAN ở số 107 đường Ngụy Như Kom Tum, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ hơn 150kg phụ gia thực phẩm làm mềm thịt bò. Trình bày với lực lượng chức năng, đại diện kho hàng cho biết, số ɰhụ gia thực phẩm do Trung Quốc sản xuất, được công ty mua về để bán cho các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống. Công ty này cũng đã không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Như vậy có thể thấy, do có nhu cầu sử ɤụng nên những loại phụ gia này hàng ngày vẫn được các đầu nậu vận chuyển và tuồn sâu từ biên giới vào nội địa đến tay người chế biến thực phẩm. Theo ông Lê Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP thì để kiểm tra và phát hiện ra các loại phụ gia thựɣ phẩm, tinh chất đồ uống, chất hóa học dùng trong chế biến thực phẩm không phải là dễ dàng. Bởi lẽ, các mặt hàng này được bán nhỏ lẻ, trôi nổi tại các chợ và không đủ lực lượng để kiểm tra.

Có ý kiến cho rằng, việc kiểm soát biên giới còn lỏng lẻo dẫn tới tình trạng nhập lậu hóa chất, phụ gia thực phẩm vào nội địa vẫn diễn ra. Khi các hóa chất này vào thị trường, buôn bán công khai, trôi nổi thì trách nhiệm thuộc về lực lượng quản lý thị trường. Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, ViệnȠCông nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa, Hà Nội thì giữa Việt Nam và Trung Quốc nên có hiệp định về quản lý biên giới thì mới có cơ chế phối hợp kiểm soát hàng hóa qua biên giới. Trách nhiệm quản lý của ngành y tế đối với thực pɨẩm đến bàn ăn của người tiêu dùng là rất lớn. Với việc kiểm tra còn “khiêm tốn” như hiện nay thì hàng ngày người tiêu dùng vẫn phải dung nạp hóa chất độc hại vào cơ thể.

Một điều khiến chúng tôi không khỏi băn khoăn khi thực hiện chuyên đề này bởi lẽ trả lời với báo chí, không ít các cơ quan chức năng cho rằng, việc kiểm soát các phụ gia thực phẩm, chất hóa học trong chế biến thực phẩm chỉ là một phần việc rất nhỏ, trong khi họ còn bao nhiêu công việc khác phải làm. Dường như với những cơ quan này, vấn đề quản lý, kiểm tra các chất phụ gia thực phẩm, kinh doanh hóa chất độc hại không nguồn gốc để chế biến thực phẩm chưa quan trọng và chưa được ưu tiên soȠvới công việc khác. Tuy nhiên, đây thực sự là một vấn đề được dư luận rất quan tâm bởi lẽ nó là những thứ con người trực tiếp ăn uống hàng ngày, nếu ăn phải thực phẩm bị tẩm ướp hóa chất độc hại nhằm mục đích gian lận thương mại thì nó không còn là chuɹện nhỏ nữa mà là vấn đề về sức khỏe, sinh mạng con người. Chúng ta đã có Luật ATTP nhưng sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng vẫn còn rời rạc, chế tài xử lý chưa nghiêm nên biết là vi phạm nhưng vì lợi nhuận người kinh doanh vẫn làm. Đặc biệt,Ƞgần đây một số vụ việc khiếu nại của người tiêu dùng về vấn đề ATTP chưa được giải quyết thấu đáo, quyền lợi của người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức nên ngày càng ít người tiêu dùng đứng lên tố cáo, khiếu nại. Chúng ta có Hiệp hội Bảo vệ người tɩêu dùng nhưng quyền lợi mà người tiêu dùng được hưởng và bảo vệ lại chưa đạt được như tiêu chí đề ra.

Điều 5, Luật ATTP quy định những hành vi bị cấm: Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụɮg động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.


Theo Nguyễn Hương - Trần Hằng

Công an nhân dân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm