Kinh nghiệm "xương máu" khi tiêm ngừa vaccine Covid-19
(Dân trí) - Tiêm ngừa vaccine Covid-19 là một trong những cách hữu hiệu nhất để giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giảm tỷ lệ tử vong, làm tăng miễn dịch cộng đồng. Nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ về vaccine ngừa Covid-19.
1. Những thông tin chung về vaccine ngừa Covid-19
Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang có những chuyển biến cực kỳ nguy hiểm với nhiều biến chủng mới. Bất kì một người dân nào cũng đều cố gắng bảo vệ bản thân bằng cách tuân thủ 5K và tiêm ngừa Covid-19 để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và trở nặng.
Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam có 8 loại vaccine ngừa Covid-19 được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng. Tuy nhiên, ta cũng cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa bất kỳ loại vaccine nào vào cơ thể.
- Thứ nhất, những trường hợp dưới đây không nên tiêm ngừa Covid-19:
Dị ứng với bất kì thành phần nào của vaccine ngừa Covid-19.
- Thứ hai, tùy theo mỗi loại vaccine mà khoảng cách tiêm giữa các mũi sẽ khác nhau. Cụ thể:
Vaccine AstraZeneca: 8 - 12 tuần
Vaccine Comirnaty của hãng Pfizer: 3 tuần
Vaccine Vero Cell: 3 - 4 tuần
Vaccine Moderna: 28 ngày.
- Song song quá trình tiêm 2 mũi cơ bản, nhiều tỉnh thành khác đã triển khai tiêm mũi bổ sung (mũi 3) cho người từ 50 tuổi và có bệnh nền.
2. Chuẩn bị trước khi tiêm
- Nên chuẩn bị một số loại thuốc thông thường như vitamin để tăng cường sức đề kháng… Đặc biệt, cần phải có các loại thuốc hạ sốt, giảm đau không cần kê toa trong tủ thuốc gia đình để phòng trường hợp có tác dụng phụ sau tiêm vaccine như sốt, đau đầu, đau nhức toàn thân. Theo các chuyên gia, tốt nhất nên sử dụng các loại thuốc dạng viên nén có sự kết hợp giữa các hoạt chất giảm đau, hạ sốt ở hàm lượng an toàn, đã được nghiên cứu để lưu hành trên thị trường (VD: Alaxan phối hợp paracetamol 325mg và ibuprofen 200mg…). Lưu ý: không được tự ý uống thuốc giảm đau, hạ sốt trước khi tiêm mà chỉ sử dụng sau khi tiêm nếu có biểu hiện đau, sốt.
- Mang theo giấy tờ tùy thân. Khi tiêm mũi thứ 2 cần đem theo giấy chứng nhận tiêm mũi 1.
- Đêm trước khi tiêm, nên ngủ đủ giấc và nên ăn no trước khi đi.
3. Sau khi tiêm:
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà sau khi tiêm sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Theo các chuyên gia y tế, tác dụng phụ sau tiêm sẽ có những triệu chứng sau:
- Trên cánh tay vùng được tiêm xảy ra triệu chứng đau nhức, mẩn đỏ, sưng tấy
- Trên các phần còn lại của cơ thể xảy ra các biểu hiện như: đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt, buồn nôn, mệt mỏi…
Trường hợp cơ thể cùng lúc các các triệu chứng trên thì nên sử dụng các loại thuốc kết hợp sẵn 2 hoạt chất paracetamol và ibuprofen. Người dân không nên tự ý mua và phối hợp 2 thuốc chỉ chứa từng hoạt chất giảm đau riêng lẻ vì hàm lượng thuốc có thể vượt quá liều lượng, dễ gây ra tác dụng không mong muốn.
Trên thị trường, loại thuốc dạng viên nén kết hợp sẵn 2 hoạt chất paracetamol và ibuprofen ở liều lượng an toàn thường được biết đến với tên biệt dược thông dụng là ALAXAN. Người mua lưu ý hỏi thêm sự tư vấn từ nhà thuốc để tìm được đúng loại phối hợp. Cả 2 hoạt chất đều không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vaccine ngừa Covid-19.
Dạng bào chế: Viên nén
THÀNH PHẦN: Mỗi viên nén chứa: Paracetamol: 325mg; Ibuprofen: 200mg
Tá dược: Lactose Monohydrate, Tinh bột ngô, Povidone, FDC Yellow # 6, Sodium Starch Glycolate, Syloid 244, Magnesium Stearate vừa đủ.
CHỈ ĐỊNH: Giảm các cơn đau cơ xương nhẹ đến trung bình như đau cổ, đau vai, đau lưng, căng cơ bắp tay hoặc bắp chân, cứng cơ cổ, viêm khớp, thấp khớp, viêm bao hoạt dịch, bong gân, viêm gân. Giảm nhức đầu, đau bụng kinh, nhức răng, đau sau nhổ răng và tiểu phẫu.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG: Người lớn: uống 1 viên mỗi 6 giờ khi cần, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Xem thêm hướng dẫn tại đây.
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Sản xuất tại CÔNG TY TNHH UNITED INTERNATIONAL PHARMA. WHO-GMP, GLP, GSP.
Số 16 VSIP II, Đường số 7, Khu Công Nghiệp Việt Nam-Singapore II, Khu Liên Hợp Công Nghiệp - Dịch Vụ - Đô Thị Bình Dương, Phường Hòa Phú, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam. ĐT: 028-39621000.
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của Bộ Y tế: 42e/2021/XNQC/QLD, ngày 9/7/2021.