1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Không muốn rạch tầng sinh môn khi chuyển dạ

(Dân trí) - Tôi thực sự không muốn bị rạch tầng sinh môn khi chuyển dạ. Có cách nào giúp tôi tránh được thủ thuật này không?

Không muốn rạch tầng sinh môn khi chuyển dạ - 1


Rạch tầng sinh môn là bấm rời vùng đáy chậu khi chuyển dạ bước vào giai đoạn 2 (khi đầu bé chỉ còn ở khoảng cách 2 - 4cm là chui hẳn ra ngoài).

 

Thủ thuật này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi có các dấu hiệu cho thấy sự khó khăn nào đó, nó cũng giúp việc sử dụng các thủ thuật hỗ trợ sinh như kẹp forcep hay giác hút được dễ dàng hơn.

 

Thai phụ cũng có thể được rạch tầng sinh môn nếu sinh non nhằm bảo vệ đầu của bé.

 
Ngày nay, đa phần các trường hợp sinh tự nhiên đều được rạch tầng sinh môn vì thai thường to, lưỡng đỉnh rộng, nếu không dùng thủ thuật này kịp thời, nguy cơ rách là rất lớn. Và khi rách tự nhiên thì khả năng khâu phải tính theo sợi chỉ chứ không phải là mũi khâu.

 

Vì vậy, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ về cảm giác của bản thân để được tư vấn cặn kẽ (thực tế là quá trình rạch và khâu tầng sinh môn không gây nhiều đau đớn như thai phụ vẫn hình dung). Điều này rất quan trọng, giúp cuộc sinh nở của sản phụ được thuận lợi.

 

Có thể tập luyện để tăng cường sự co giãn của các cơ đáy chậu bằng cách mát xa cơ đáy chạu hằng ngày khi bước vào tuần mang thai thứ 34 bằng cách nhỏ vài giọt dầu vitamin E vào ngón tay và ngón cái rồi xoa xung quanh đáy xương chậu. Đặt ngón trỏ cách âm hộ 3cm và ấn nhẹ xung quanh đó cho tới khi cảm thấy kim châm. Thực hiện cả quá trình này trong khoảng 2 phút. Bây giờ mát xa nhẹ nhàng tầng sinh môn trong 3 phút.

 

Tất nhiên, điều quan trọng nhất là duy trì chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh, tin tưởng và lạc quan vào quá trình sinh nở tự nhiên. Đặc biệt, nên trao đổi với bác sĩ để được chấn an, biết cách kiểm soát quá trình chuyển dạ.

 

Thu Trang

Theo BCI

Dòng sự kiện: Mang thai