1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Khám phá khả năng kỳ diệu của con người

Bạn đã từng biết người có khả năng “dự báo thời tiết” khá chính xác. Có khi chính bạn bị đột ngột đau nửa đầu vào một ngày “ốm nắng” trước mùa đông.

Bạn đã từng biết người có khả năng “dự báo thời tiết” khá chính xác. Có khi chính bạn bị đột ngột đau nửa đầu vào một ngày “ốm nắng” trước mùa đông. Hoặc khi thưởng thức một tách trà thoảng hương hoa nhài, khiến bạn trầm tư mộng tưởng về một miền ký ức xa xăm... Có thể bạn đã tự hỏi: Vì sao vậy? Đó là vì con người có những khả năng kỳ diệu.

Năng lượng của bộ máy tiêu hóa giúp con người làm việc phi thường khi rơi vào trạng thái nguy hiểm.
Năng lượng của bộ máy tiêu hóa giúp con người làm việc phi thường khi rơi vào trạng thái nguy hiểm.

“Hễ trở trời là mẹ tớ đau đầu”

Tôi nhớ mãi câu nói của một người bạn thân: “Hễ trở trời là mẹ tớ đau đầu”. Ở quê tôi, khi thời tiết đang nắng mà mưa, đang nóng mà lạnh... nghĩa là có thay đổi thời tiết thì các cụ gọi là trở trời. Và mỗi lần như thế thì mẹ của bạn tôi lại bị đau đầu dữ dội, mà theo bà tả là “đau như búa bổ”. Nhờ bà dự báo thời tiết mà chúng tôi biết cách chuẩn bị để đối phó hữu hiệu mỗi khi có thay đổi nắng mưa. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không hiểu căn nguyên của chuyện này để giải thích động viên bà. May mắn là gần đây, nghiên cứu của nhà thần kinh học ở Mayo Clinic, Rochester - Bác sĩ Jerry W.Swanson đã cho biết: “Thời tiết thay đổi có thể làm mất cân bằng các hóa chất trong não, bao gồm serotonin và gây ra chứng đau nửa đầu”. Qua đó, bác sĩ Swanson khuyên chúng ta nên ở trong nhà khi trời quá lạnh hoặc quá nhiều gió để tránh chứng đau nửa đầu. Tới đây, tôi sẽ mang lời khuyên quý báu này của bác sĩ Swanson về nói cho mẹ của bạn tôi biết, để bà phòng tránh và hạn chế cơn đau nửa đầu mà bà đã phải chịu đựng cả nửa cuộc đời đến nay.

“Cửa sổ tâm hồn” tiết lộ tình yêu và báo hiệu mùa xuân

Khi bạn có một chuyện rất vui, hẳn mắt bạn mở to và thần thái sáng long lanh. Bác sĩ Hansra đã dày công nghiên cứu về đôi mắt của người đang yêu, nhận thấy rằng: “Khi bị hấp dẫn bởi ai đó, con ngươi mắt có xu hướng giãn ra”. Đây là bí quyết để bạn nhận định nửa kia đã thực sự bị cuốn hút bởi bạn hay chưa. Về phần mình, nếu bạn đã thật sự mê mẩn tâm hồn vì “đối phương” thì bạn hãy thầm cảm ơn hệ thần kinh giao cảm - cơ quan điều khiển sự co giãn đồng tử, vì đã “nói hộ lòng bạn” với nửa kia.

Các nhà khoa học còn nhận thấy, đôi mắt không chỉ tiết lộ tình yêu nồng nàn nơi bạn, nó còn sáng rực khi bạn bị lôi cuốn bởi một cảnh tượng làm bạn mãn nhãn, chẳng hạn cảnh biển trời bao la hay núi non hùng vĩ... hoặc một điện thoại cực đỉnh - quà tặng, sáng long lanh trên bàn của bạn...

Trái tim “dự đoán tương lai”

Các nhà nghiên cứu của các trường: Đại học Northwesten (ở Evanston, Illinois), Đại học California và Đại học Padova (Italy) đã cho những người tham gia nghiên cứu xem một loạt hình ảnh theo trật tự không đoán được và theo dõi phản ứng của họ. Một số tấm ảnh bình thường, một số ảnh khác cho cảm giác hào hứng. Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra nhịp tim của họ tăng khoảng 10 giây trước khi tấm hình gây hứng thú được trình chiếu. Điều đó chứng tỏ rằng tim của họ có thể cảm nhận được khi có thứ gì đó hồi hộp hoặc đáng lo ngại sắp xảy ra. Nghiên cứu này cho thấy, trái tim có thể đoán trước nhiều sự kiện một cách chắc chắn mà không cần gợi ý nào. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học đưa ra lời khuyên cho chúng ta: hãy lắng nghe điều trái tim mình mách bảo.

Anh hùng Ngô Thị Tuyển vác thùng đạn nặng 98kg

Chắc bạn vẫn còn nhớ gương sáng của Anh hùng Ngô Thị Tuyển. Chị là dân quân, tiểu khu Nam Ngạn, thuộc thị xã Thanh Hóa đã vác đạn phục vụ chiến đấu trong trận đầu tiên ngày 4 tháng 4 năm 1965, đã vận chuyển trên 30 tấn đạn. Khi đó, Ngô Thị Tuyển với dáng người nhỏ bé: cao 1,4m, nặng 42kg mà đã vác cùng một lúc hai hòm đạn dính vào nhau nặng 98kg, góp phần hạ máy bay giặc Mỹ trong ngày đầu tiên.

Lý giải cho hành động anh hùng này, các nhà khoa học cho biết: khi não bộ của bạn nhận được báo động nguy hiểm từ hệ thống thần kinh cảm giác, hormon adrenaline tiết ra, làm tăng nhịp tim, nhịp thở, giãn đồng tử và quan trọng nhất là bộ máy tiêu hóa ngừng hoạt động để dồn cho các cơ bắp một sức mạnh phi thường.

Thông thường, bộ máy tiêu hóa của bạn không thể cho những bộ phận khác của cơ thể vay năng lượng của nó vĩnh viễn. Chỉ trong lúc bức thiết, khả năng ngừng đốt cháy năng lượng của nó được huy động tối đa để giúp bạn vượt qua nguy hiểm. Điều này lý giải tại sao một người rơi vào trạng thái nguy hiểm, họ có thể thực hiện được những hành động mà họ chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm được lần thứ hai như thế.

Theo ThS. Phạm Phú Vinh

Sức khoẻ & Đời sống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm