Hoa hồng - liệu pháp cho làn da nữ giới

(Dân trí) - Công dụng rõ rệt nhất của hoa hồng là giải khí trì trệ, hoạt huyết tán ngưng và điều kinh, giảm đau bụng kinh. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số cách dùng hoa hồng rất có ích cho các bạn gái.

 

Tắm hoa hồng

 

Tắm hoa hồng

 

Nguyên liệu: Hoa hồng khô 30g, nếu dùng hoa hồng tươi thì 50g

 

Cách làm: Cho hoa vào nồi nước đun sôi, mỗi lần tắm lấy ra cho vào nước ấm để tắm.

 

PS: Tắm bằng hoa hồng có thể giúp tâm hồn thư thái và làm đẹp da, có tác dụng kích thích và giải tỏa áp lực cho hệ thống trung khu thần kinh, còn có thể kích thích làm mới tế bào, có hiệu quả hỗ trợ độ ẩm cho da và tiêu viêm.

 

Cháo hoa hồng

 

Nguyên liệu: Hoa hồng khô 15g, hoa nhài khô 10g, gạo tẻ 100g, đường đỏ lượng thích hợp

 

Cách làm: Hoa hồng và hoa nhài đem bỏ hết cành lá, để riêng, phơi khô, xay thành bột. Gạo vo sạch đổ vào nồi, đổ vào 1lit nước, đun lửa to cho sôi, sau đó chuyển sang lửa nhỏ lăn tăn ninh cho đến khi cháo nhừ, sau đó cho bột hoa hồng và hoa nhài vào, cuối cùng thêm đường vào khuấy tan cho đến khi đủ độ ngọt mong muốn là được.

 

PS: Món cháo này có chức năng kiện tỳ ích khí, có tác dụng giảm đau bụng kinh rất tốt.

 

 Cháo nếp cẩm hoa hồng và táo đỏ

 

Nguyên liệu: Gạo nếp cẩm, gạo tẻ, đường đỏ, 10 quả táo đỏ (táo tầu khô), hoa hồng khô 10

 

Cách làm: Lấy gạo nếp cẩm và gạo tẻ với tỉ lệ 1:1 vo sạch, cho nước vào ngâm qua 1 đêm. Nước cho vào nồi đun sôi. Đổ gạo vào nồi cơm điện, sau đó cho nước đã đun sôi (dùng nước đã sôi vào ninh cháo sẽ nhanh nhuyễn hơn). Táo đỏ bỏ hạt, cắt hạt lựu. Hoa hồng ngắt lấy cánh hoa, rửa sạch đợi dùng. Đợi đến khi nồi cháo sôi thì cho táo vào nấu cùng cho đến khi hạt gạo nở hết và nhuyễn thành dạng hồ thì cho đường đỏ vào, đợi đường đỏ tan hết, trước khi bắc nồi xuống thì cho hoa hồng vào khuấy đều là được.

 

Trà hoa hồng

 

Nói đến trà hoa hồng thì có rất nhiều kiểu kết hợp:

 

(*) Trà hoa hồng đẹp da dưỡng nhan

 

Nguyên liệu: đại táo + sâm thái tử + hoa hồng

 

Cách làm: 2 củ sâm thái tử nhỏ thêm 1 quả đại táo và vài bông hoa hồng, đổ nước nóng ngâm 10 phút là uống được.

 

(*) Trà hoa hồng cẩu kỷ tử ích mẫu để giảm mụn

 

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử + cỏ ích mẫu + hoa hồng khô

 

Cách làm: Trực tiếp ngâm nước nóng là được

 

Công hiệu: Điều chỉnh mỡ và nội phân tiết, có tác dụng lớn để giảm mụn

 

(*) Trà hoa hồng kim ngân

 

Nguyên liệu: Hoa kim ngân 1g + hoa hồng khô 3 bông + hạ môn đông 2g + sơn tra 2g

 

Cách làm: Trộn lẫn vào nhau, dùng nước nóng ngâm 15 phút là được

 

Công hiệu: lợi khí giải ngưng tụ, từ âm thanh nhiệt, thích hợp với những người nóng gan, sắc mặt vàng, da khô, uống lâu ngày có tác dụng rõ rệt.

 

(*) Trà ô mai hoa hồng giảm mỡ

 

Nguyên liệu: Hoa hồng 10 bông + 3 quả ô mai

 

Cách làm: Hoa hồng và ô mai đổ nước nóng vào ngâm trong 8 phút là được.

 

(*) Trà hoa hồng cẩu kỷ tử

 

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 20 quả + hoa hồng khô 20 bông

 

Cách làm: Dùng cốc thủy tinh trong cho hoa hồng và cẩu kỳ tử vào, đổ nước nóng 95oC vào ngâm, đậy nắp kín khoảng 5 phút là uống được.

 

Công hiệu: Nhuận phổi, hỗ trợ bổ gan thận cho nữ giới, dưỡng gan sáng mắt, hoạt huyết giảm đau, thanh nhiệt giải khát, lí khí bình gan, thúc đẩy tuần hoàn máu, dưỡng nhan, ức chế ung thư.

 

(*) Trà hoa hồng táo đỏ

 

Nguyên liệu: Hoa hồng khô 5 bông + 2 quả táo đỏ (táo tầu đỏ) bỏ hạt.

 

Cách làm: Dùng nước nóng 80oC để hãm trà uống (nếu dùng nước nóng hơn sẽ làm mất hết Vitamin C). Mỗi ngày uống 2 cốc.

 

Công hiệu: Dưỡng tâm, an thần, giảm đau, giúp tinh thần bình hòa ổn định. Hàm lượng Vitamin C trong táo đỏ và hoa hồng còn cao hơn trong chanh, lại là loại Vitamin C có thể hòa tan trong nước, nên uống sau ăn còn có thể giảm mỡ.

 

Với những công dụng trên đây, bạn có thấy yêu hoa hồng hơn không? Hãy pha ngay cho mình 1 ly trà hoa hồng để thưởng thức nhé.

 

Nhắc nhở: Những người bị dị ứng phấn hoa và phụ nữ mang thai cẩn thận khi sử dụng. Ngoài ra, những người bị táo bón không nên uống.

 

Trang Vương

Theo QQ