Hậu tai nạn giao thông: Khi bác sĩ điều trị cho… bác sĩ!
Đã hơn 1 tháng trôi qua kể từ khi nữ bác sĩ Nguyễn Thị Hương Thảo được cứu sống sau tai nạn giao thông khủng khiếp khiến bố chị tử vong ngay tại chỗ còn chị mang nhiều thương tổn nghiêm trọng, vận rủi vẫn chưa buông tha chị.
Vì mô, xương bị hoại tử nên các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy, dù đã cố gắng hết sức, vẫn buộc lòng đoạn chi phải của chị .
Mới đây, một chia sẻ trên facebook cá nhân của bác sĩ Kiều Thanh Hà,Ġngười được đồng nghiệp nhờ hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân, đã thu hút sự quan tâm của hàng ngàn người.
Bác sĩ Hà viết: 'Hôm nay bác sĩ đã đoạn chi (cắt) chân phải em rồi Thảo à. Chị nói chuyện, em khẽ chớp mắt, cử động ngón tay như hiểŵ điều chị nói. Em là bác sĩ mà, chúng ta đón nhận nỗi đau can đảm hơn người khác phải không em? Khi nào em xuất viện, chị sẽ chở em lên ngọn Hải Đăng ở Vũng Tàu, mình sẽ cùng hét thật to, thật to để những chịu đựng dồn nén, những cơn ác mộng của ngày Ũôm nay trôi đi hết em nhé.
Cám ơn bác sĩ Dang Ngoc Hung đã gợi ý và đề nghị Hà hỗ trợ tâm lý cho BS. Hương Thảo. Hà hứa sẽ làm hết sức mình. Bạn yên tâm nhé'.
Một Thế Giới đã liên lạc với bác sĩ Hà, hiện đang công tác tại khoa Tâm lý bệnh viện Nhi đồng 2 và được chị đồng ý chia sẻ lại quá trình chị đến với ca bệnh đặc biệt này. Và cũng thật bất ngờ khi được biết, bác sĩ Hà cũng đã từng bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, nằm bệnh viện Chợ Rẫy suốt 1,5 tháng với 2 lần phẫu thuật. Vết sẹo giờ vẫn còn trên gương mặt chị như nói rằng: Tai nạn giao thông không là nỗi đau của riêng ai.
Ngày 30/6/2014
Tối muộn, sau một ngày làm việc mệt nhoài, tôi lên mạng và đau lòng khi đọc được tin: Một nữ bác sĩ trẻ tên Hương Thảo, 27 tuổi, đang công tác tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương gặp tai nạn giao thông ngày 16/5 do va chạm với xe container, cha chết tại chỗ, bản thân bị vỡ nát khung xương chậu, vỡ bàng quang, tổn thương bộ phận sinh dục, rách trực tràng. Ngoài ra còn mất da vùng mông, đùi và gãy xương sườn…do bị bánh xe container cán qua.
Từ lúc nhập viện và được cứu sống đến nay, bệnh nhân đã trải qua sáu lần phẫu thuật.ĠNhiều khả năng, bênh nhân có thể bị tháo xương chậu, chân. Tôi đọc, lòng chùng xuống và cảm thương như những trường hợp không may mắn khác chứ chưa có suy nghĩ nào khác.
Ngày 7/7/2014
Những bài báo nhanh ţhóng lan rộng trên internet, thu hút sự quan tâm không chỉ người trong ngành. Một đồng nghiệp của Thảo là Đặng Ngọc Hùng, bác sĩ gây mê tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã liên lạc với tôi qua facebook.
Hùng nói, điều Hùng quan tâmĠnhất là bác sĩ Thảo sẽ như thế nào khi tỉnh dậy, khi đối diện với sự thật kinh khủng như thế. “Em vô thăm Thảo, lo nhất là vấn đề tâm lý của Thảo chứ phần cơ thể thì đã có Chợ Rẫy lo”.
Vấn đề tâm lý ở đây, lúc còn tỉnh, chưa bị đoạŮ chi, bệnh nhân biết hết, hiểu hết những gì đã xảy ra nhưng có xu hướng từ chối sự thật, xua đuổi người thân, đồng nghiệp, bạn bè.
Thảo có vẻ sợ hãi, không muốn ai nhìn thấy tình trạng của mình, Thảo luôn nhắm mắt, quay mặt đi. Rồũ những ngày sau khi xuất viện, đối diện với việc chứng kiến cái chết của cha mình, với diện mạo mới trên cơ thể mình, Thảo sẽ như thế nào? Vì vậy, Hùng muốn nhờ tôi hỗ trợ tư vấn tâm lý miễn phí cho Thảo. Tôi nhận lời.
Ngày 16/7į2014
Tôi cùng đồng nghiệp Đặng Ngọc Hùng bước vào Khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Chợ Rẫy lúc 5h chiều. Như có một cái duyên, lúc chúng tôi bước vô cũng là lúc Thảo bắt đầu tỉnh lại sau những trận mê man sau khi phẫu thuật đoạŮ chi, dù bác sĩ đã cố gắng bằng mọi giá nhưng vẫn không thể giữ chân phải lại cho em được vì xương không có máu nuôi, bị hoại tử. Kiểm tra các vết thương trên cơ thể em, tôi lặng người.
Tôi đến cạnh Thảo, thử phản xạ của em bằng cách gọi lớn: Thảo ơi, dậy đi, có người thăm nè. Thảo cử động. Tôi tiếp tục thử, kiểm tra phản ứng, tri giác của em. Thảo he hé cặp mắt nhìn chúng tôi. Tôi nắm tay em, massage nhè nhẹ. Bất chợt, em nắm lấy tšy tôi, bóp chặt. Tôi nói chuyện, em chớp chớp mắt.
Tôi mừng hết sức vì đây là một dấu hiệu em bắt đầu tiếp nhận mọi người. Vì em với tôi, trước đó không ai biết ai.
Sau đó, theo nguyên tắc, chúng tôi đã gặp bác ųĩ của Khoa, trình bày nguyện vọng và xin phép được hợp tác trong quá trình Thảo điều trị ở đây.
Các bác sĩ ở đây rất hoan nghênh ý nguyện của Hùng và tôi. Họ hứa sẽ tạo điều kiện cung cấp thông tin, cho tôi được tiếp xúc với em vàĠbắt đầu trị liệu tâm lý khi em cai máy thở. Hoặc khi nào em tỉnh sau những chập chờn mê man, họ sẽ gọi tôi ngay. Tôi mừng, hết sức mừng. Vì các vị đồng nghiệp hiểu được tầm quan trọng của việc tôi làm.
“Cảm giác ba bị xe tung khiến em nhớ mãiĢ... Những dòng Thảo viết trên giường bệnh trước khi bị đoạn chi.
Tôi chạy xe về. Tới đường 3/2, không kềm được, tôi dừng xe 5-10 phút để giải tỏa những cảm xúc của mình mặc dù lúc mới bước vào Khoa hồi sức tích cực, tôi rất bình tĩŮh, lạc quan. Nhưng khi tôi đã gặp em, đã cầm tay em và hồi ức những ngày bị tai nạn giao thông năm nào vốn lãng quên lại ùa về. Nhớ lại, tôi rơi nước mắt.
Tháng 05/2005, tôi gặp tai nạn giao thông gần sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc đó, mặt mày tôi nát bét, gò má sụm xuống, gãy mũi, xương hàm… Tôi hôn mê và được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, điều trị cả tháng rưỡi.
Tôi đã trải qua 2 lần phẫu thuật, đến giờ những vết sẹo vẫn còn trên mặt. Tôi đã ít nhiều bị sang chấn tâm lý nặng nề sau tai nạn nhưng không có sự hỗ trợ nào. Tôi phải tự mình giúp mình, nhờ vốn học của một người làm tâm lý, nhờ vào ý chí của bản thân.
<Ű>Giờ đây, chính sự kiên cường thoát khỏi tử thần của em, sự quan tâm của đồng nghiệp Đặng Ngọc Hùng làm tôi thay đổi suy nghĩ. Tôi không làm người đứng ngoài, thương cảm. Tôi tự thấy có trách nhiệm với em. Nhất định, tôi phải đi cùng em cho hết con đườŮg. Bởi qua những gì mọi người thể hiện trên mạng, tôi biết em là một bác sĩ có trách nhiệm, một người hướng dẫn tận tình cho các em sinh viên, em phải sống, sống vui và tiếp tục là một bác sĩ có ích.Tôi nghĩ, khi em ra viện, tôi sẽĠđưa em về Vũng Tàu, đưa em lên ngọn Hải Đăng. Đây là nơi trước đây, tôi thường một mình tìm đến và giải tỏa những cảm xúc của mình. Tôi muốn em hãy hét thật to, hét cho em, cho tôi.
Ngày 18/7/2014
Sau khiĠrời Nhi đồng 2, tôi đã đến chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Q.3 để thăm mẹ em và xin phép được hỗ trợ tâm lý cho em. Căn hộ nhỏ xíu, được ông bà ngoại để lại, vốn không đủ chỗ cho vợ chồng người anh của Thảo mới vừa đám cưới ít lâu trước tai nạn.
<Ű>Có 2 người đồng nghiệp đến trước đang thăm hỏi động viên mẹ em. Những ngày qua, có rất nhiều người, quen có, lạ có đã chia sẻ với gia đình em bằng nhiều cách.
Nói chuyện với tôi, mẹ em cho biết, cô vẫn ổn, chỉ mong mọi người giúp cho cô con gái bé bỏng của mình. Nhưng với một người làm tǢm lý, tôi biết rằng cái ổn đó là do cô gắng gượng. Cô có thể chưa chấp nhận nổi sự thật, chồng mình đã qua đời, con gái mình vẫn còn đang nguy kịch trên giường bệnh. Cô nói: Tôi vẫn chưa tin ông ấy chết, cứ nghĩ ông ấy đang đi chơi xa đâu đó vài ngày Ŵhôi.
Dù trên cái bàn thờ đơn sơ, khói nhang vẫn còn nghi ngút, mâm cơm chay cúng chưa dọn xuống, tiếng kinh tụng vẫn vang lên đều đều.
Cô kể chuyện lúc em mới bị tai nạn, vẫn tỉnh táo gọi điện về nhà, gọi, nhắn Ŵin cho đồng nghiệp để nhờ trợ giúp trước khi mê man, kể lúc chưa bị đoạn chi, em đã ‘bút đàm’ trên tờ giấy cạc tông ra sao, em nhiệt tình với công việc, với sinh viên thực tập thế nào, ai nhờ trực giùm cũng nhận lời. Có khi 3-4 ngày chưa thấy em về nhàĮ Chỉ còn khoảng 2 tháng là xong lớp nội trú. Vậy mà…
Cô cười cho người khác yên tâm nhưng tôi vẫn thấy những giọt nước mắt của mẹ em ngân ngấn ứa ra rồi nhanh chóng lặn vội vào trong.
Ngày 19/7/2014
čGần 1 giờ sáng, vẫn còn người dõi theo tình hình của em trên facebook. Con đường của em vẫn còn dài lắm Thảo ơi. Những vết thương của em phải được lành lặn. Em phải trải qua nhiều ca phẫu thuật để chỉnh hình, phục hồi chức năng vận động,Ġtập vật lý trị liệu… và cả trị liệu tâm lý.
Sẽ tốn rất, rất, rất nhiều thời gian, nước mắt, sức lực, tiền bạc với một nghị lực phi thường… Số tiền ba mẹ em dành dụm để dưỡng già đã hết. Tôi nhìn thấy trong giấy tờ bệnh viện hôm kiaĠghi nợ đã hơn 80 triệu đồng. Và duyên nợ tôi và em, bây giờ vẫn chỉ mới khởi đầu.
Tôi tin em sẽ vượt qua tất cả. Như những lời chúc và nguyện cầu của mọi người đã ghi trên facebook của tôi cũng như trên các mạng khác. Tôi cũng muốn nhắn nhủ đến bao người bằng một câu vẫn luôn vang lên trên kênh VOV giao thông: Phía trước tay lái là sự sống. Xin hãy lái xe bằng cả trái tiɭ.
Thông tin thêm:
Bác sĩ Nguyễn Thị Hương Thảo tốt nghiệp Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ nội trú bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Bạn đọc muốn hỗ trợ cho bác sĩ Hương Thảo, có thể liên lạc:<ȯp>
Đơn vị Y xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy, điện thoại: 083. 855.4137 (số nội bộ 789).
Đặng Thị Thu Hương (mẹ BS Thảo): 0902 397 681
Theo Vân Điển
Một thế giới