Hành trình sinh mổ song thai của sản phụ 7 năm hiếm muộn

Toàn Thịnh

(Dân trí) - Sau 7 năm tìm con, chị Trịnh Thị H. may mắn đậu thai sinh đôi nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm (IVF). Để hái được "trái ngọt", chị phải đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là khi cặp song thai nằm ở vị trí khó "ngôi xuôi, ngôi ngược".

Đối với người phụ nữ, niềm hạnh phúc thiêng liêng nhất là được làm mẹ, được nghe tiếng con khóc chào đời. Thế nhưng, vợ chồng chị Trịnh Thị H. (34 tuổi, Hà Nội) phải mất tới 7 năm ngược xuôi ngang dọc tìm con mới được tận hưởng niềm hạnh phúc ấy.

Mang thai đôi, hạnh phúc gấp bội sau 7 năm tìm con

May mắn đậu song thai một trai, một gái nhờ phương pháp IVF, chị H. cẩn thận giữ gìn nhưng khi thai được 13 tuần thì dọa sảy. Chị được chỉ định khâu vòng cổ tử cung để giữ thai. Đối mặt với vô vàn nỗi lo, chị và gia đình đã cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn bệnh viện để chăm sóc thai kỳ và đón bé.

Hành trình sinh mổ song thai của sản phụ 7 năm hiếm muộn - 1
Chị Trịnh Thị H. thăm khám tại Bệnh viện Bảo Sơn (Ảnh: Bệnh viện Bảo Sơn).

Chị H. cho biết: "Lần đầu mang thai, lại sinh đôi nên tôi và gia đình khá bỡ ngỡ. Tôi lại bị u nang buồng trứng nữa nên hai vợ chồng rất lo lắng. Vì thế tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu các bệnh viện với tiêu chí quan trọng nhất là chuyên môn bác sĩ. Đến khi thai được 22 tuần, tôi quyết định đăng ký sinh ở bệnh viện Bảo Sơn để theo dõi sau vài lần đến khám thực tế. Đội ngũ bác sĩ ở đây đều từ các bệnh viện đầu ngành nên gia đình rất yên tâm".

Ca sinh mổ đặc biệt: Song thai "ngôi xuôi, ngôi ngược"

Hành trình sinh nở luôn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường trước. Đặc biệt là trường hợp song thai với ngôi thai bất thường. Ở những tháng cuối thai kỳ, các bác sĩ phát hiện song thai trong bụng chị H., một thai ở vị trí ngôi mông, một thai ở vị trí ngôi đầu.

Dựa vào tình trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi, cùng với các yếu tố nguy cơ như song thai, một thai ngôi ngược, khâu vòng cổ tử cung, mẹ có u nang buồng trứng, các bác sĩ quyết định phẫu thuật lấy thai ở tuần 38 để đảm bảo an toàn. Đó cũng là nguyện vọng của gia đình chị H.

Ca mổ của chị H. được thực hiện bởi ThS.BS. Nguyễn Bá Phê - Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa Khoa Bảo Sơn. Cặp song thai một bé trai, một bé gái đã chào đời với cân nặng lần lượt là 1,9kg và 2,9kg. Sau mổ, sức khỏe của mẹ và hai bé đều ổn định.

Hành trình sinh mổ song thai của sản phụ 7 năm hiếm muộn - 2
Ca mổ diễn ra thuận lợi, các bác sĩ mổ lấy song thai và cắt chỉ khâu vòng tử cung cho sản phụ (Ảnh: Bệnh viện Bảo Sơn).

"7 năm mới có tin vui nên cả gia đình cũng mong muốn sinh mổ cho chủ động. Bác sĩ nói bình thường mổ song thai đã khó, dễ chảy máu sau sinh do tử cung to hơn bình thường mà trường hợp của tôi lại có 1 thai ngôi ngược nên lại càng khó. May mắn là mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Nhìn thấy hai con lần lượt chào đời khỏe mạnh, tôi hạnh phúc đến trào nước mắt", chị H. xúc động nhớ lại.

Hạnh phúc vì có con, hạnh phúc vì chọn đúng bệnh viện

Do sinh mổ nên chị H. lưu viện 3 ngày 2 đêm. Trong những ngày đó, chị và hai bé được đội ngũ điều dưỡng hỗ trợ, chăm sóc 24/24. Mỗi ngày, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi đều đặn tới kiểm tra tình trạng vết mổ và thăm khám cho hai bé. Nhờ đó mà hành trình sinh nở đầu tiên của chị H. diễn ra khá nhẹ nhàng.

"Sau sinh, tôi được các cô điều dưỡng hỗ trợ tận tình. Tôi đau vết mổ, chồng thì lóng ngóng nên toàn bấm chuông nhờ các cô sang giúp. Cơm viện thì khá ngon, món ăn đa dạng. Chất lượng rất tốt, nếu có lần sau tôi vẫn chọn Bảo Sơn", chị H. chia sẻ.

Hành trình sinh mổ song thai của sản phụ 7 năm hiếm muộn - 3
Chị H. cho biết trong những ngày lưu viện, 3 mẹ con đều được cô điều dưỡng chăm sóc chu đáo từ bữa ăn giấc ngủ (Ảnh: Bệnh viện Bảo Sơn).

Cũng giống như chị H., hàng nghìn mẹ bầu đã tin tưởng lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn để có hành trình mang thai, vượt cạn nhẹ nhàng. Để được tư vấn về dịch vụ thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn và chương trình ưu đãi, mẹ bầu liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn - 52 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Hotline 091 585 0770 hoặc tổng đài 1900 599 858