1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Hạn chế viêm mũi dị ứng không khó!

Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng (VMDƯ) lại là căn bệnh không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn kéo theo nhiều biến chứng phức tạp mà bất cứ ai mắc VMDƯ cũng phải đối mặt như viêm họng, viêm tai giữa, polyp mũi và viêm xoang mạn tính.

Thế nào là viêm mũi dị ứng ?

VMDƯ là tình trạng viêm niêm mạc mũi do dị ứng khiến lớp niêm mạc này trở nên nhạy cảm quá mức, dễ bị kích ứng bởi các chất dễ gây dị ứng như khói bụi, lông vũ,nấm mốc, phấn hoa, mùi khó chịu, không khí lạnh…Tuy nhiên, khác với các bệnh viêm mũi khác, triệu chứng tái diễn của VMDƯ thường không có quy luật, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây di ứng) thì bệnh sẽ dễ dàng xuất hiện.

Điều đó chứng tỏ rằng nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng không phải do vi khuẩn hay viêm nhiễm như bệnh viêm xoang, mà nó chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Hạn chế viêm mũi dị ứng không khó!

Khi bị VMDƯ, người bệnh thường có các biểu hiện điển hình như nghẹt mũi, chảy mũi, nhức đầu, hắt hơi đi kèm chảy nước mắt hoặc ngứa mắt, hắt hơi liên tục vào buổi sáng sớm và kéo dài trên 10 ngày. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi xảy ra thường xuyên ở một bên mũi, chảy máu, ù tai, đau đầu, mất khứu giác, sưng mặt…

Các biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Việc ứ đọng dịch tiết do VMDƯ nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển sẽ tạo thành các ổ viêm, dẫn tới bệnh viêm xoang nhiễm trùng hoặc viêm xoang do tắc các lỗ thông xoang.

Khi bị ngạt mũi vì VMDƯ, người bệnh không thể thở qua đường mũi nên phải thở bằng miệng. Do đó, các bụi bẩn, vi khuẩn, khí lạnh….từ không khí sẽ đi thẳng vào cổ họng. Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm họng – thanh quản.

Đặc biệt, viêm nhiễm ở miên mạc mũi và xoang mũi sẽ gây mở vòi nhĩ, vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, gây tắc vòi nhĩ và hình thành viêm tai giữa.

Ngoài ra, ngạt mũi sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Trạng thái ngáy và ngưng thở khi ngủ do bị ngạt mũi sẽ làm chất lượng giấc ngủ kém, gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ.

Hạn chế viêm mũi dị ứng

Đầu tiên là tránh xa các dị nguyên gây ra viêm mũi dị ứng bằng cách thường xuyên vệ sinh nhà cửa, mở cửa sổ để nhà cửa thông thoáng, hạn chế nấm mốc; mang khẩu trang và hạn chế ra đường vào mùa các loại hoa nở rộ; mặc ấm và giữ ấm cho vùng mũi, họng.

Cần tăng cường các loại rau quả để tăng sức đề kháng.

Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối nhạt.

VMDƯ là một bệnh khó trị dứt điểm, dễ tái phát, vì vậy các chuyên gia Y dược học cổ truyền khuyên rằng: để điều trị hiệu quả bệnh VMDƯ, người bệnh cần ưu tiên sử dụng thảo dược như Tân di, Bạch chỉ, Cảo bản, Phòng phong, Tế tân, Xuyên khung, Thăng ma và Cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, ức chế miễn dịch để an toàn cho sức khỏe.

Ngoài ra, để đạt hiệu quả điều trị cao hơn, người bệnh nên kết hợp thuốc thảo dược từ viên nang với thuốc dạng xịt.

Hạn chế viêm mũi dị ứng không khó!

Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.

Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.

Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.

Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Tổng đài tư vấn bệnh xoang: 1900.63.64.68 - Website: www.thongxoangtan.vn

Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.


Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm