1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Hại khuẩn “vùng kín”, bạn có biết?

Đã bao giờ bạn tự hỏi: phần nào trên cơ thể mình “tập trung” nhiều vi khuẩn nhất? Tìm được đáp án của câu hỏi này có thể khiến bạn giật mình đến“bàng hoàng”.

Vi khuẩn tại vùng kín nhiều thứ 2 sau ruột già

700 là số lượng vi khuẩn sinh sống trong khoang miệng. 12 triệu/cm2 da là số lượng vi khuẩn trú ngụ trên phạm vi tay và chân nhưng có đến 108 - 109 vi khuẩn (tương đương hàng triệu triệu con) sống trong vùng chữ V của nữ giới. Điểm “gỡ gạc” là chỉ có khoảng 20-30% trong số này là hại khuẩn và nấm, số còn lại là lợi khuẩn có chức năng cân bằng hệ sinh thái tại vùng nhạy cảm nhất cơ thể phụ nữ. Tuy số vi khuẩn ở đây chỉ đứng sau ruột già nhưng hầu hết cánh phụ nữ lại chẳng quan tâm đến việc: Làm cách nào để bảo vệ nó?

Theo một nghiên cứu trên gần 2.000 phụ nữ tại khu vực Đông Nam Á của tập đoàn Kimberly Clark - công ty với 140 năm kinh nghiệm tại 175 quốc gia trong ngành hàng chăm sóc sức khỏe phụ nữvà em bé, bao gồm tã giấy Huggies, băng vệ sinh Kotex… thì có đến 97% phụ nữ muốn biết nhiều thông tin về cơ thể mình nhưng chỉ 3% trong số họ thật sự hiểu rõ và đúng về sức khỏe cơ thể. 60% phụ nữ tìm hiểu về sức khỏe vùng kín thông qua Internet, 30% thông qua bạn bè và 40% thông qua mẹ. 70% phụ nữ cho rằng xã hội bây giờ đã cởi mở hơn trong các vấn đề về sức khỏe vùng kín nhưng chỉ khoảng 45% trong số họ mạnh dạn tiếp cận nguồn thông tin này từ nhiều phương tiện như báo chí, internet… Đặc biệt, 94% phụ nữ Việt Nam rơi vào tình trạng “mù” thông tin sức khỏe cơ thể, nhất là sức khỏe vùng kín. Đây được xem là con số cao trong hơn 6 quốc gia được khảo sát gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Ấn Độ.

Những con số liên quan đến vi khuẩn khiến bạn “kinh ngạc” không chỉ dừng ở đó. Khi “vùng kín” không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách thì chỉ trong 20 phút, số lượng vi khuẩn có hại sẽ tăng lên gấp đôi so với bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4 tiếng, các vi khuẩn có hại còn tăng gấp 4096 lần. Tất cả những biến đổi này sẽ đẩy vùng V vào tình trạng “khẩn cấp” vì vi khuẩn tràn ngập, xâm chiếm, tấn công “chẳng thương tiếc” và gây ra các chứng viêm nhiễm gây nhiều biến chứng nguy hiểm tổn hại về vật chất lẫn tinh thần cho người bệnh.

Hại khuẩn “vùng kín”, bạn có biết?
Những nghiên cứu và khảo sát liên quan đến vi khuẩn và sức khỏe vùng “V” vẫn được các nhà khoa học tìm hiểu.

Theo số liệu thống kê hằng năm của các bệnh viện lớn, 90% phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản bị viêm nhiễm vùng kín ít nhất một lần trong đời. Trong số đó có đến 11% những người từng mắc bệnh bị tái nhiễm lập lại nhiều lần và 15% bị viêm nhiễm nặng dẫn đến ung thư cổ tử cung – một trong những loại ung thư do nguyên nhân phát khởi từ những viêm nhiễm vùng kín mà nữ giới thường chủ quan bỏ qua.

Giải pháp ngăn ngừa viêm nhiễm “vùng kín”?

Là “át chủ bài” trong chuyện chăn gối, cộng thêm vị trí nằm cạnh bộ phận bài tiết nên “vùng kín” khá nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công nhất trên cơ thể. Để bảo đảm vùng V khỏe và không bị viêm nhiễm, bạn cần phải chăm sóc đúng cách và thường xuyên sau 4 tiếng một lần để “gột bỏ” số lượng vi khuẩn vừa sinh sôi.

Mồ hôi ứ đọng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển. Vì vậy, giải pháp khoa học và không khó thực hiện cho nữ giới chính là: mặc quần “chip” rộng rãi, làm bằng chất liệu hút ẩm tốt để giữ cho “vùng kín” luôn khô thoáng. Tốt nhất bạn nên chú ý thay quần “chip” sau 4-6 tiếng để đảm bảo không có lượng vi khuẩn mới sinh nào có thể lưu trú và bắt đầu hành trình “thám hiểm”. Nếu bạn quá bận, điều kiện chẳng cho phép vì phải thường xuyên di chuyển, đi làm hoặc đi học thì bạn có thể chọn giải pháp dùng miếng lót vệ sinh hàng ngày để “góp tay” loại bỏ hại khuẩn, giảm nguy cơ viêm nhiễm “vùng kín”.

Việc tiếp theo, cánh phụ nữ cần quan tâm chính là duy trì độ pH lý tưởng cho vùng này. Độ pH quyết định môi trường sống của các loại vi khuẩn có hại và có lợi. Vi khuẩn có lợi sống trong môi trường âm đạo có độ pH lý tưởng trong khoảng 3,8 – 4,8. Việc không vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách làm thay đổi độ pH sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái trong âm đạo, tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển chóng mặt, trong khi vi khuẩn có lợi lại giảm đi đáng kể và khó khôi phục “số quân” để “tác chiến” chống lại ác khuẩn, bảo vệ vùng chữ V của bạn.

Cuối cùng, bạn nên quan hệ tình dục an toàn và khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng chữ “V” luôn mạnh khỏe.

Nhiên Nhiên

Bình luận (0)
để gửi bình luận