1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Hà Nội: 4.000 ca đau mắt đỏ trong 1 tuần!

(Dân trí) - Chỉ trong vòng 7 ngày, số ca đau mắt đỏ thống kê được đã là hơn 4.000 trường hợp. Sở Y tế Hà Nội đánh giá, bệnh tiếp tục tăng do thời tiết đang giai đoạn chuyển mùa và bệnh rất dễ lây lan.

Xu hướng tăng mạnh!

Hà Nội: 4.000 ca đau mắt đỏ trong 1 tuần!



Cuối giờ chiều 22/9, Sở Y tế Hà Nội đã có báo cáo về dịch bệnh đau mắt đỏ, cho thấy dịch bệnh có xu hướng tăng mạnh. Theo đó, nếu như tính từ đầu vụ dịch đến ngày 14/9, trên địa bàn ghi nhận hơn 1.870 ca đau mắt đỏ thì chỉ trong một tuần (15-2ı/9), số ca đau mắt đỏ đã là hơn 4.100 trường hợp, với số mắc rải rác tại các quận, huyện, thị xã. Chắc chắn, số bệnh nhân sẽ tiếp tục tăng lên do thời tiết chuyển mùa từ nắng nóng sang mưa nhiều, độ ẩm tăng tạo điều kiện thuận lơģi cho vi rút Adenovirus phát triển và gây bệnh.

Để đối phó với dịch bệnh này, Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chốngĠbệnh viêm kết mạc cấp, tập trung vào việc hướng dẫn vệ sinh và phòng chống bệnh trong trường học và tại cộng đồng. Ngoài ra, Sở Y tế cũng yêu cầu TTYT các quận, huyện thực hiện rà soát, thống kê chính xác số lượng bệnh nhân mắc bệnhĠđau mắt đỏ; theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch bệnh để phát hiện sớm và khoanh vùng xử lý kịp thời ổ dịch; đồng thời báo cáo ngay về Sở nếu bệnh nhân gia tăng.

Tại BV Mắt Trung ương, số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ vẫn tiếp tục gia tăng. Theo BS Hoàng Cương, số bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ chiếm khoảng 25-40% tổng số bệnh nhân.

Chú ý phòng bệnh tại trường học

Theo BS Hoàng Cương, vi rút gây bệnh đau mắt đỏ cóč thể sống trên các mặt phẳng, ngoài môi trường tới 2 ngày, do vậy khả năng lây bệnh khá dễ dàng.

Trường học là môi trường có tương tác lớn, do vậy rấtĠdễ lây lan đau mắt đỏ. Trẻ khi phát hiện đau mắt đỏ cần được nghỉ học 5-7 ngày. Y tế học đường cần đảm bảo trong mùa dịch trẻ phải được rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung hay xử dụng: cácĠtay nắm cửa, nút bấm thang máy...Trong gia đình thì cần cách ly tối đa người bệnh với người xung quanh: đeo khẩu trang cho họ hoặc tránh nói chuyện với bệnh nhân ở cự ly < 1m, không dùng chung đồ vật với bệnh nhân, tránh bắt tay ôm hôn. Lây nhiễm mẹĠ- trẻ đang bú là gần như không thể tránh khỏi mặc dù vi rút không qua sữa mẹ do sự tiếp xúc quá gần gũi mẹ - con.

Khi bị đau mắt đỏ, cần vệ sinh, rửa ŭắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý và nhỏ thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Các loại thuốc nhỏ mắt dùng cho tới khi mắt trở lại bình thường, khoảng 7-10 ngày, không dùng kéo dài làm tăng nguy cơ nhờn thuốc. Không tùy tiện dùng các loại thuốc ch᷑ng viêm, corticoid… vì dùng sai thuốc, đau mắt đỏ kéo dài có thể gây nhiều biến chứng như viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu...có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bên cạnh đó là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạcĬ sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây vô số phiền toái cho bệnh nhân, điều trị rất khó khăn, tốn kém.

Năm nay dịch đau mắt đỏ đến mŵộn hơn năm ngoái, các em học sinh lại đang trong mùa tựu trường nên để ngăn ngừa lây lan thì ngành y tế, cha mẹ, thầy cô cũng nên có ý thức phòng bệnh triệt để, điều trị quyết liệt, kiêng cữ nghiêm túc hơn. Kinh nghiệm cho thấy bệnh sẽ lui giảm dᶧn và gần như không xuất hiện nữa khi có cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về miền Bắc.

Bệnh lây qua hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, tiếp xúc với đồ vật dính nước mắt, dử mắt của người đau mắt đỏ.


Hồng Hải