(Dân trí) - Hành trình xuất phát từ những day dứt khi vị bác sĩ chứng kiến bệnh nhân của mình lao đao cả về bệnh tật, lẫn kinh tế, chỉ vì trở thành nạn nhân của virus viêm gan B.
Trong gần 50 năm cống hiến cho ngành y nước nhà, GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Y 103, Nguyên Chủ tịch Hội đồng viết phác đồ điều trị viêm gan B dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu về bệnh viêm gan virus. Ông cũng là người tiên phong xây dựng phác đồ điều trị viêm gan B tại Việt Nam.
Trăn trở trước những bệnh nhân viêm gan B vừa phải chống chọi với bệnh tật, vừa lao đao về kinh tế khi hóa đơn tiền thuốc có thể lên đến cả trăm triệu mỗi năm, vị bác sĩ này đã tự giao cho mình nhiệm vụ phải đi tìm giải pháp chi phí thấp, mang lại hiệu quả cao để "sát cánh" cùng bệnh nhân chống lại căn bệnh quái ác.
Trên thế giới đến nay đã ghi nhận 8 loại virus viêm gan. Trong đó, virus viêm gan B hiện đang là gánh nặng lớn nhất đối với Việt Nam. Cần nhấn mạnh rằng, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở ta đứng hàng thứ nhất trên thế giới. Theo quy định, từ 8% dân số nhiễm virus sẽ được xếp vào mức cao. Trong khi đó, ở Việt Nam, theo các báo nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ này lên đến 15-20%.
Khi mắc viêm gan B, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể gây ra các biến chứng, nặng nề nhất là viêm gan ác tính, xơ gan, ung thư tế bào gan. Tất cả những căn bệnh này cuối cùng đều kết thúc bằng tử vong.
Nói riêng về ung thư gan, nước ta hiện đứng hàng thứ tư trên thế giới. Cứ 100.000 dân lại có 23,2 người mắc bệnh. Ung thư gan là loại ung thư nguy hiểm bậc nhất. Thống kê cho thấy có 60-70% bệnh nhân ung thư có căn nguyên là viêm gan B.
Một vấn đề khác là cho đến nay, thế giới vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn viêm gan B, một khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Do đó, người bệnh có thể phải chung sống với viêm gan B mạn tính suốt đời.
Viêm gan B lây truyền chủ yếu qua đường máu. Hiện nay, các thủ thuật y tế đều được thực hiện bằng bơm kim tiêm sử dụng một lần nên giúp dự phòng viêm gan B.
Vậy tại sao tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nước ta vẫn còn cao? Tôi xin nhấn mạnh rằng, con đường lây truyền phổ biến nhất hiện nay là từ mẹ sang con. Đa phần phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu vùng xa ít có điều kiện được xét nghiệm xem mình có mắc virus viêm gan B hay không. Do đó, không có biện pháp dự phòng khiến virus lây truyền từ mẹ sang con.
Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm gan B mạn tính gần như phải dùng thuốc cả đời. Trong trường hợp không có bảo hiểm y tế hỗ trợ thì đây là một gánh nặng lớn. Tôi biết nhiều trường hợp bệnh nhân phải bỏ điều trị vì không theo nổi chi phí thuốc men. Đây cũng là một thách thức lớn trong cuộc chiến với viêm gan B của y tế nước nhà.
Tôi bắt đầu nghiên cứu về viêm gan từ năm 1978. Lúc đó, tôi sang Liên Xô (cũ) làm luận án tiến sĩ. Luận án của tôi có tên là "Tình trạng tuần hoàn trong gan và tái oxy hóa các gốc tự do ở bệnh nhân viêm gan virus". Đến năm 1982 thì tôi bảo vệ thành công luận án này.
Sau nhiều năm nghiên cứu và điều trị cho bệnh nhân viêm gan virus B, hơn ai hết tôi hiểu rằng đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ lây lan nhanh, biến chứng khôn lường và quan trọng là cho tới nay nó vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Bệnh nhân viêm gan virus mạn tính thường phải điều trị lâu dài bằng thuốc đặc hiệu với chi phí không hề nhỏ (khoảng vài chục đến cả trăm triệu đồng/năm).
Ngoài chi phí thuốc thang, bệnh nhân thường phải chấp nhận cả những triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, chán ăn, đau tức hạ sườn phải dai dẳng ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Trước những điều mắt thấy tai nghe đó, tôi luôn trăn trở, đất nước ta có nguồn dược liệu rất phong phú, liệu có thể tìm ra thảo dược nào "vừa túi tiền", lại giúp gan khỏe mạnh, từ đó giúp bệnh nhân chống đỡ bệnh tật một cách hiệu quả, giảm nhẹ gánh nặng chi phí hay không.
Với mong muốn đó, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu y học cổ truyền, bằng cách kết hợp với Viện Dược liệu Trung ương nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh viêm gan virus bằng các hoạt chất chiết xuất từ nhiều loại cây được biết đến trong dân gian có tác dụng tốt cho bệnh gan mật như: cây cà gai leo, cây nhân trần, cây bồ bồ, cây diệp hạ châu đắng…
Trong số các thảo dược giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan, cây cà gai leo là thảo dược cho ra các kết quả nghiên cứu khả quan nhất.
Như tôi đã đề cập, trong các loại thảo dược mà chúng tôi đã nghiên cứu để điều trị bệnh viêm gan B, cà gai leo cho kết quả khả quan nhất. Điều đó khiến chúng tôi đặt kỳ vọng rất lớn vào tiềm năng ứng dụng của loại thảo dược này.
Trong giai đoạn 1987 - 2000, tôi và các cộng sự tại Học viện Quân y 103 và Viện Dược liệu Trung ương đã đưa thuốc chiết xuất từ cà gai leo vào điều trị viêm gan B. Loại thuốc này được đặt tên là Haina, xuất phát từ tên latinh của cà gai leo: Solanum hainanense Hance.
Những nghiên cứu này đã đánh giá được tác dụng của thuốc Haina là giảm triệu chứng viêm gan B rất nhanh và ngăn quá trình tạo sợi colagen, tác nhân gây xơ hóa lá gan và có một phần làm giảm nồng độ virus viêm gan B.
Đầu những năm 2000, thuốc Haina được chúng tôi chuyển giao cho Tuệ Linh để làm nên sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe "Giải độc gan Tuệ Linh".
So với bài thuốc nguyên bản, Giải độc gan Tuệ Linh có thêm thành phần mật nhân. Cây mật nhân là một loại dược liệu có nhiều tác dụng, đặc biệt là giúp bồi dưỡng cơ thể và kích thích miễn dịch cơ thể.
Kế thừa những nghiên cứu về cà gai leo và mật nhân, Giải độc gan Tuệ Linh đã được đầu tư nghiên cứu chuyên sâu hơn để khẳng định chắc chắn công năng của bộ đôi dược liệu này và chứng minh hiệu quả rõ ràng trước khi tới tay người bệnh.
Đặc biệt đối với sản phẩm này, chúng tôi chú ý đến tác dụng chống xơ gan. Bởi vì một trong những hậu quả rất nguy hiểm của virus viêm gan B là gây xơ gan. Từ xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan. Do đó, nếu như ngăn chặn được xơ gan gan thì thực sự rất quý.
Để kiểm chứng tác dụng này, chúng tôi đã thực hiện kiểm nghiệm trên động vật. Khi đánh xơ gan bằng độc tố, tất cả lô động vật thí nghiệm cho uống hoạt chất chiết xuất từ cà gai leo đều không ghi nhận tình trạng xơ gan.
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu khác, có cả ở trên người, cũng khẳng định khả năng ức chế xơ gan ở bệnh nhân viêm gan B của cà gai leo.
Cần nhấn mạnh rằng, khả năng hỗ trợ điều trị viêm gan B của cà gai leo được chứng minh bằng khoa học rất chặt chẽ và bài bản. Thực tế lâm sàng cũng cho thấy, bệnh nhân viêm gan B khi uống Giải độc gan Tuệ Linh thì thể trạng tốt, ăn uống tốt và giúp quá trình xơ hóa rất chậm.
Đất nước ta được thiên nhiên ưu ái với sự đa dạng về sinh học đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Theo thống kê sơ bộ, nước ta có hơn 12 nghìn loài thực vật, trong đó có hơn 5000 loài có thể dùng làm thuốc. Đặc biệt có nhiều cây đặc hữu quý chỉ có ở Việt Nam như Sâm Ngọc Linh, Chay bắc bộ...
Từ Hải Thượng Lãn Ông cho đến Tuệ Tĩnh đều có sách viết về cây thuốc nam. Nhiều cây thuốc đã được chứng minh có khả năng điều trị rất hiệu quả.
Hiện nay, ở nhiều nước tiên tiến như Mỹ, châu Âu đang có xu hướng sử dụng các loại thảo dược, vì tân dược bao giờ cũng sẽ kèm theo các tác dụng phụ không mong muốn.
Trước hết, phải kể đến thực trạng một bộ phận không nhỏ người Việt đang sử dụng các loại thuốc cổ truyền theo cách "phản khoa học". Thay vì đến các cơ sở y tế, địa chỉ đáng tin cậy, nhiều người lại bốc thuốc theo các thầy lang "truyền miệng". Đây là việc làm rất nguy hiểm vì người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc thuốc nam vì "lang băm" bốc nhầm thuốc hoặc sử dụng thuốc kém chất lượng. Tại các bệnh viện hàng năm vẫn ghi nhận hàng chục ca ngộ độc do dùng thuốc nam để điều trị viêm gan.
Một nguyên nhân khác là do thuốc nam lâu có hiệu quả, nên nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thích sử dụng thuốc tây vừa nhanh, vừa tiện.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến cách sử dụng thuốc truyền thống như sao, sắc, ngâm rượu rất bất tiện, nhất là trong cuộc sống bận rộn ngày nay.
Theo tôi, giá trị của cây thuốc cần phải được nghiên cứu và kiểm chứng bằng khoa học hiện đại. Chúng ta phải biết được trong cây thuốc đó có chứa hoạt chất gì, dùng để điều trị cái gì? Điều này rất quan trọng trong việc ứng dụng cây thuốc vào điều trị cũng như gây dựng được niềm tin của người dân.
Bên cạnh đó, cần phải "hiện đại hóa" các bài thuốc cổ truyền. Thay vì sắc, sao, ngâm rượu, có thể chiết xuất hoạt chất trong cây thuốc đó về dạng viên uống, dạng tiêm… để vừa thuận lợi cho người bệnh, vừa giúp xác định được liều dùng phù hợp.