Giữ gìn thị lực của trẻ 0-2 tuổi
(Dân trí) - Để bảo vệ thị lực của trẻ, cha mẹ cần phải tìm ra các dấu hiệu của những bệnh về mắt, và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay cả khi bạn có những nghi ngờ nhỏ. Thêm vào đó, những thói quen lành mạnh có thể giúp cải thiện thị lực của trẻ.
Trẻ từ 0 đến 4 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, tiếp xúc với ánh sáng liên tục sẽ không tốt cho những đôi mắt nhỏ. Bạn không nên thắp đèn quá sáng trong phòng bé. Đây là một trong những lời khuyên quan trọng dành cho các bậc cha mẹ.
Cũng sẽ rất tốt nến bạn thay đổi vị trí nôi của bé trong không gian căn phòng, hoặc thay đổi vị trí của các bé trong nôi. Điều này sẽ giúp các mắt bé nhìn xa gần khác nhau.
Điện thoại di động và bất kỳ đồ chơi khác có khả năng phát sáng sáng nên để cách xa em bé. Bạn cũng có thể đi bộ xung quanh phòng khi nói chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ vừa dõi theo vừa lắng nghe giọng nói của bạn.
Trẻ từ 5 đến 8 tháng tuổi
Một trong những mẹo nhỏ dành cho cha mẹ là treo một số đồ chơi chuyển động trên nôi. Điều này sẽ giúp trẻ thích thú theo dõi và muốn với để lấy chúng. Như vậy, trẻ sẽ được tập luyện cách phối hợp tay và mắt.
Sàn nhà sẽ đóng góp một phần quan trọng trong giai đoạn này. Những đồ chơi nhiều màu sắc trên sàn nhà sẽ hấp dẫn các bé giúp các bé thích di chuyển và cải thiện thị lực.
9 đến 12 tháng
Một trong những cách để cải thiện trí nhớ thị giác của trẻ là chơi trốn tìm với trẻ. Điều này sẽ giúp cải thiện bộ nhớ trực quan. Gọi tên đồ vật bằng cách chỉ cho trẻ sẽ giúp phát triển thị giác. Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ chỉ các đồ vật mà bạn gọi tên.
1 đến 2 năm tuổi
Để đồ vật theo các hướng khác nhau giúp trẻ theo dõi trực quan cũng là một trong những cách làm để cải thiện thị lực của trẻ. Không chỉ vậy, việc kể chuyện bằng hình ảnh cũng sẽ giúp trẻ kết nối được thị giác và trí tưởng tượng.
An Nhiên
Theo Boldsky