1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Giảo Cổ Lam - Dược liệu quý mới phát hiện tại Việt Nam

(Dân trí) - Giảo Cổ Lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây thuốc Trường sinh. Ở Trung Quốc gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam.

Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản khi nghiên cứu về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích cho sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Tên khoa học đầy đủ của loại cây này là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ bí Cucurbitaceae. 

 

Vậy mà mới đây các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện Giảo Cổ Lam ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai).

 

Các nhà khoa học tìm được trong Giảo Cổ Lam chất Saponin rất giống Nhân sâm và có tới hơn 80 loại (Nhân sâm chỉ có hơn 20 loại).

 

Giảo Cổ Lam có những tác dụng chính như sau:

-         Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.

-         Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.

-         Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.

-         Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

-         Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.

-         Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

 

Độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm về tác dụng của cây thuôc quý này có thể liên hệ với GS Kỳ - Chủ nhiệm bộ môn Dược liệu - Trường ĐH Dược Hà Nội, ĐT: 5.568.005 - 0903.282.354

Những người dân ở vùng núi cao thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc thường xuyên uống cây này và họ thường sống trên 100 tuổi.

 

Giảo Cổ Lam có khả năng tái sinh thấp do thường xuyên bị những động vật như dê núi, nai, hoẵng ăn.

 

Vì những lợi ích to lớn cho sức khỏe, nên ở Trung Quốc và Nhật Bản, Giảo Cổ Lam được bán rất đắt (khoảng 100USD/kg), mức giá này khiến cho việc nhập khẩu dược liệu quý này vào Việt Nam rất hạn chế.

 

Tuy nhiên, vào năm 1997, các GS.TS thuộc trường ĐH Dược Hà Nội tình cờ phát hiện cây này trên núi Phanxipang và được GS.NGND Vũ Văn Chuyên xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum.

 

Qua nghiên cứu cho thấy, Giảo Cổ Lam Việt Nam có chất lượng tương đương với Giảo Cổ Lam của Nhật Bản và Trung Quốc. Như vậy chúng ta có thể hy vọng trong tương lai gần sẽ có những sản phẩm từ cây Giảo Cổ Lam để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

 

P.V