Giảm căng thẳng ở người bệnh đái tháo đường

(Dân trí) - Stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu xảy ra khi cơ thể bị tấn công bởi những biến cố trong cuộc sống hàng ngày, như chấn thương, bệnh tật hoặc những vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần như hôn nhân trắc trở, thất nghiệp, về hưu hoặc tài chính cá nhân gặp vấn đề…

Làm thế nào để nhận diện tình trạng “căng thẳng”?

Hầu hết mọi người đều từng trải qua tình trạng căng thẳng (stress). Sức ảnh hưởng của stress trên từng cá thể rất khác nhau, nhiều người bình thường có thể vượt qua stress một cách dễ dàng, thậm chí, sau giai đoạn đó họ còn trở nên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống và công việc; nhưng ở người bệnh đái tháo đường, stress thường gây xao trộn nhiều về tinh thần lẫn thể chất dẫn đến khó kiểm sóat mức đường huyết làm bệnh diễn tiến nặng hơn.

Biểu hiện của stress ở người bình thường và người bị đái tháo đường giống nhau:

- Cảm giác muộn phiền, hốt hoảng hoặc nóng nảy, bực dọc

- Cảm giác yếu mệt không muốn làm việc (người bệnh thường than với người chung quanh là hết năng lượng hay hết calories)

- Rối loạn giấc ngủ

- Tim đập nhanh, thở nhanh

- Rối lọan dạ dày – ruột gây ăn mất ngon, khó tiêu, cảm giác đầy hơi…

- Cảm giác cô đơn, không muốn tiếp xúc với mọi người

Người bệnh đái tháo đường khi bị stress sẽ không chăm sóc tốt bản thân: họ uống nhiều rượu hơn, ít tập luyện cơ thể, ăn uống vô độ và quên uống thuốc… thêm vào đó là phản ứng tăng tiết các hormone của cơ thể sẽ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng đường huyết.

Đường huyết tăng cao sẽ làm tăng tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, đôi khi có các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Giảm căng thẳng ở người bệnh đái tháo đường - 1

Làm thế nào để giảm căng thẳng cho người bệnh đái tháo đường?

Có nhiều điều cần làm để giảm stress, sau đây là một vài gợi ý chính:

- Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường đủ liều, đúng cách và ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh.

- Áp dụng liệu pháp giúp thư giãn cơ thể như tập thở sâu, thời gian tập từ 5 đến 20 phút mỗi ngày.

- Tham gia nhóm khiêu vũ, đi bộ, chạy xe đạp…vừa thư giãn vừa duy trì tập luyện.

- Làm những việc bạn yêu thích, như đọc sách, tham quan phòng tranh, nấu ăn, làm từ thiện…

- Chia xẻ những cảm giác bạn đang trải qua với bạn thân, gia đình… điều này giúp bạn vừa giảm được stress vừa tìm ra hướng giải quyết nguyên nhân gây ra stress.

- “Cười giúp giảm stress”.

- Tham gia câu lạc bộ đái tháo đường sẽ giúp bạn gặp những người có cùng hoàn cảnh, học được ở họ cách thích nghi với thực tại, cách xử lý những tình huống căng thẳng, cách đo đường huyết tại nhà, cách kiểm soát đường huyết bằng luyện tập và bằng khẩu phần ăn hợp lý.

- Tư vấn chuyên gia tâm lý về những rối rắm của bạn.

Nếu stress vẫn tồn tại sau khi bạn đã cố gắng thực hiện những gợi ý trên trong 2 tuần, hãy nói với bác sĩ đang điều trị bệnh đái tháo đường của mình để có được lời khuyên hữu ích nhé!

BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương

Giảm căng thẳng ở người bệnh đái tháo đường - 2

Thực phẩm bổ sung

Diabet Care Gold là giải pháp dinh dưỡng đặc biệt cho người đái tháo đường đến từ Chuyên Gia Dinh Dưỡng Nutifood. Diabet Care Gold cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho người đái tháo đường và tiền đái tháo đường

Diabet Care Gold được nghiên cứu với công thức tiên tiến 4-CARE giúp người đái tháo đường ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch, tăng cường thị lực cũng như tăng cường sức đề kháng, mang lại một cuộc sống vui khoẻ mỗi ngày.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm