1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

“Giải độc” cho cá ngừ

Có một cách loại trừ enzym và histamine độc của cá ngừ là: khi làm cá ngừ, ta chẻ đôi con cá theo đường xương rồi cắt khúc cỡ 10cm và ướp 30 phút với một ít đu đủ xanh, hoặc trái thơm (khóm), hoặc gừng tươi bằm giã nhỏ và gia vị rồi mới kho nấu.

“Giải độc” cho cá ngừ - 1


Cá ngừ (tuna) thuộc nhóm cá biển có thịt nạc nhiều, ít chất béo, rất ngon và bổ dưỡng, với điều kiện thịt cá phải còn tươi. Tuy nhiên, chúng thuộc loại cá ăn thịt (ăn động vật sống) nên ruột và thịt cá chứa rất nhiều enzym (để tiêu hoá thức ăn động vật).

 

Nếu cá bị ươn thì enzym trong cá sẽ hoạt động phân huỷ cá rất nhanh và sinh ra nhiều chất histamine độc, gây dị ứng dữ dội cho người dùng, như phù người, nhức đầu, ói mửa, ngứa đỏ ngoài da… Các chất histamine trong cá ngừ có tính nhiệt bền nên nấu chín vẫn còn độc.

 

Có một cách loại trừ enzym và histamine độc của cá ngừ là: khi làm cá ngừ, ta chẻ đôi con cá theo đường xương rồi cắt khúc cỡ 10cm và ướp 30 phút với một ít đu đủ xanh, hoặc trái thơm (khóm), hoặc gừng tươi bằm giã nhỏ và gia vị rồi mới kho nấu. Đu đủ và thơm thường làm cho thịt cá mềm nát ăn không ngon, nhưng gừng thì không như vậy.

 

Một ký cá ngừ cần khoảng 50g gừng tươi. Giã gừng tươi cho nát để ướp cá với gia vị, 30 phút trước khi kho nấu. Khi kho nấu, lúc đầu cho lửa riu riu vài chục phút rồi mới cho lửa cháy mạnh, vì enzym phân giải protein của gừng hoạt động tốt nhất ở 60oC. Những người bị dị ứng với thịt gà, thịt bò… cũng có thể dùng gừng theo cách này để hoá giải.

 

Theo DS Phan Đức Bình

SGTT