Dứt stress bằng 1 mũi tiêm

(Dân trí) - “Hãy quên những liệu pháp như yoga, các loại thuốc… bởi việc chấm dứt căng thẳng mãn tính đơn giản hơn nhiều: chỉ cần 1 mũi tiêm”, các nhà khoa học Mỹ cho biết.

  

Dứt stress bằng 1 mũi tiêm - 1

Chỉ bằng 1 mũi tiêm, mọi căng thẳng sẽ tan biến?

Có thể nói, loại thuốc này gần như có thể coi là loại vắc-xin đầu tiên chống stress - một mũi tiêm duy nhất giúp chúng ta thư thái chứ không phải là làm chậm lại quá trình này. Căng thẳng kinh niên, đối lập với những lo lắng hằng ngày, có liên quan với nhiều bệnh tật khác nhau, từ tiểu đường tới nhồi máu cơ tim.

 

Sau 30 năm nghiên cứu các cách điều trị stress, BS Robert Sapolsky, GS thần kinh học, ĐH Stanford, California, tin rằng có thể tạo ra sự biến đổi hóa học trong não để thiết lập 1 trạng thái “tập trung, bình tĩnh”. GS Sapolsky tuyên bố rằng ông đang trên con đường đi đến 1 công thức biến đổi gen mà sẽ “loại bỏ” tất cả các liệu pháp thư giãn hay các loại thuốc kê đơn.

  

GS Sapolsky, người đầu tiên quan sát sự tổn thương do stress trên động vật tại Kenya, đã nghiên cứu hooc-môn có tên glucocorticoids, là một thành phần của hệ miễn dịch, giúp chống ung thư và viêm nhiễm. Cơ thể tất cả các động vật có vú đều sản sinh hooc-môn này, có tác dụng hỗ trợ ứng phó với các đe dọa.

 

Nhưng SG Sapolsky cũng nhận thấy rằng trong khi ngựa vằn dễ dàng giải phóng các hooc-môn căng chẳng sau khi thoát khỏi một con sư tử thì con người không chỉ sản xuất quá nhiều glucocorticoids trước những cảnh báo mỗi ngày mà còn không thể giải phóng được chúng sau khi sự việc đã kết thúc.

 

Ông cho biết hooc-môn này trở thành chất độc sinh học, phá hủy tế bào não và làm suy yếu hệ miễn dịch và khi con người tiếp tục “phản ứng” tương tự với bạn bè và gia đình sau khi nguyên nhân chính gây ra căng thẳng, bực bội đã lùi xa.

 

Sau khi có một phát hiện “thụt lùi” này, nhóm nghiên cứu đã biến đổi vi-rút herpes theo hướng thích nghi để thực hiện kế gen “thần kinh” trong não bộ để hóa giải các hormone gây căng thẳng trước khi chúng kịp gây hại. Vi-rút này đã được tiêm thử nghiệm trên chuột.

 

“Trung thực mà nói, tôi vẫn rất ngạc nhiên với hiệu quả của nó”, GS Sapolsky bày tỏ.

 

Ông cũng cảnh báo rằng việc thử nghiệm trên người còn phải mất vài năm nữa mới thực hiện được. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi đã chứng minh được rằng điều này là hoàn toàn khả thi. Chúng ta có thể giảm sự tổn thương của các tế bào thần kinh do sự căng thẳng gây ra”.

 

Minh Thu

Theo AP, DM