Dưỡng sinh đầu xuân

(Dân trí) - Ngày xuân, khí hậu biến chuyển không ngừng, cơ thể khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, vì thế chú ý dưỡng sinh sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ.

 

Dưỡng sinh đầu xuân - 1


 

1. Chú ý giữ ấm  

 

Khoảng thời gian giao mùa giữa đông và xuân cần chú ý giữ  ấm, đặc biệt phần chân và các khớp, không để bị nhiễm lạnh, dễ gây ra các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, trúng gió…

 

Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao nên bạn cần chú ý mặc quần áo cho phù hợp để tránh các bệnh như viêm khớp, hay các bệnh phụ khoa.

 

2. Không quên bồi bổ

 

Ngày xuân nên đa dạng hoá các loại thực phẩm trong bữa ăn, đảm bảo cho cơ thể được cung cấp hàm lượng dưỡng chất  đầy đủ và phong phú.

 

Theo quan niêm Đông y, khi cơ thể ở trạng thái vượng khí, “tà khí” sẽ khó có thể xâm nhập, cũng có nghĩa cơ thể khó bị bệnh. Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm thanh đạm, để tăng cường thể chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.

 

3. Giữ môi trường xung quanh khô thoáng

Mùa xuân, độ ẩm tăng dần, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bạn cần đảm bảo nơi nhà, văn phòng thoáng gió, thông khí. Ngày nắng đẹp, nên phơi chăn màn quần áo. Buổi tối đi ngủ, cần đảm bảo trong phòng khô ráo, thoáng khí, mặc quần áo chất cotton, co giãn.

 

Chị em phụ nữ nên chú ý vệ sinh cá nhân. Nội y phải khô thoáng, nên phơi quần áo ở nơi thoáng gió, thông khí để diệt vi khuẩn; hông nên mặc quần bó sát, không nên sử dụng băng vệ sinh trong thời gian quá lâu, để tránh viêm nhiễm âm đạo.

 

4. Không ăn nhiều thực phẩm có tính axit, ăn thực phẩm tính ngọt

 

Đây chính là nguyên tắc dưỡng gan cơ bản cho ngày xuân. Bởi mùa xuân, bộ phận gan trong cơ thể người thường vượng khí, khi ăn thực phẩm có tính axxit sẽ khiến gan càng vượng khí, dễ gây tổn thường tì vị.

 

Nên tránh ăn nhiều thực phẩm tính axit như thịt dê, thịt chó, lạc rang, dưa xào, cá biển, tôm, cua…; ăn nhiều các thực phẩm tính ngọt bổ tì như rau chân vịt, sơn dược…

 

Ngày xuân cũng nên chú ý đến việc dùng thực phẩm bồi bổ. Các thực phẩm có đặc tính ôn nhiệt có tác dụng trợ dương, ăn với liều lương phù hợp có thể trợ khí. Khi nấu nướng, có thể cho thêm chút tỏi, hành…vào món ăn. Bạn cũng nên chọn hoa quả có tính ôn hoà.

 

5. Nên năng vận động

 

Vận động nhiều ngày xuân rất tốt cho sức khoẻ. Bởi “động” là yếu tố chính để dưỡng khí. Vì thế nên tích cực ra ngoài vận động, hít thở không khí trong lành, tắm ánh mặt trời.

 

Lưu ý: Những chị em có thể chất yếu không nên đi tập thể dục quá sớm. Tốt nhất nên ra ngoài sau khi mặt trời đã mọc. Đặc biệt cần chú ý uống chút nước ấm, sữa ấm…trước khi đi tập. Cường độ vận động cũng không nên quá nặng.

 

6. Không cáu giận, cười có lợi cho sức khoẻ

 

Mùa xuân không phải mùa thích hợp cho việc cáu giận. Nếu tâm trạng lo lắng hay bực bội quá mức sẽ làm tổn thương đến tì. Tâm trạng quá trầm uất dễ tổn thương đến gan, từ đó cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến các bệnh về thần kinh, bệnh gan, bệnh tim mạch… Bởi vậy, nên cười nhiều, nghĩ thoáng, tìm cách giải toả thích hợp để bảo toàn sức khoẻ.

 

Phạm Thúy

Theo people