Dùng giấy vệ sinh làm giấy ăn: Tác hại khôn lường

Nhiều gia đình cho rằng, sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn, chức năng như nhau mà còn tiết kiệm nữa. Tuy nhiên, ít ai băn khoăn: “Cùng là giấy nhưng lẽ nào giấy vệ sinh này và giấy ăn lại giống nhau?”.

Thực ra, loại giấy ăn rẻ nhất cũng đắt hơn nhiều lần giấy vệ sinh tốt nhất. Nhiều chủ cửa hàng ăn thường cho rằng: “Loại giấy ăn tốt một chút thì giá thành rất đắt, đối với những người làm ăn nhỏ thì mua sao nổi do khách ít. Nhiều người cũng chẳng để ý tới chất lượng giấy ăn đâu. Còn đối với những khách hàng sang trọng thì họ lại thường mang theo bên mình sẵn khăn ăn rồi”.

 

Theo tài liệu do Hiệp hội sản xuất giấy Thượng Hải - Trung Quốc cung cấp, giấy ăn và giấy vệ sinh khác nhau ở 4 phương diện chủ yếu. Đó là: nguyên liệu sản xuất, môi trường sản xuất, tiêu chí chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh.

 

Việc sản xuất giấy ăn chỉ có thể sử dụng nguyên liệu được lấy từ các nguồn như gỗ, các loại cỏ, trúc, còn việc sản xuất giấy vệ sinh, ngoài việc sử dụng các sợi nguyên liệu thì còn có thể tận dụng nguyên liệu thu hồi từ các loại giấy in, giấy photo.

 

Về quy định môi trường sản xuất, tiêu chí chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh của giấy ăn đều nghiêm ngặt hơn giấy vệ sinh rất nhiều.

 

Trong việc phân định các tiêu chí khác nhau của giấy ăn và giấy vệ sinh, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, tổng số vi khuẩn sau khi tiêu độc cho giấy ăn thì còn không quá 200 con/gam giấy (nếu không tuân thủ nghiêm ngặt thì có thể dẫn tới bệnh cầu khuẩn và bệnh đường ruột), còn quy định tổng số vi khuẩn tồn tại trên giấy vệ sinh là 400 con/gam thì có thể chấp nhận được.

 

Vì vậy, điều khuyến cáo tới tất cả những người tiêu dùng là bất kỳ quy trình sản xuất hay phạm vi sử dụng trong cuộc sống thì giấy vệ sinh và giấy ăn đều có những khác biệt rõ ràng. Khi sử dụng cần phải phân biệt rõ, trong bất kỳ trường hợp nào cũng không nên thay thế sử dụng bừa bãi, đặc biệt là các loại giấy vệ sinh chất lượng kém giả mạo giấy ăn có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe.

 

Các chuyên gia có liên quan chỉ rõ, việc sử dụng giấy vệ sinh thay thế giấy ăn trong một thời gian dài có thể có những ảnh hưởng đối với sức khỏe. Thứ nhất là, có thể hấp thụ vào cơ thể những chân nấm độc hại, khuẩn cầu que gây ra bệnh viêm kết ruột, có thể dẫn tới các bệnh như bệnh viêm ruột, thương hàn, kiết lỵ, thậm chí còn có khả năng mang theo vi khuẩn gây bệnh viêm gan. Thứ hai là, các loại giấy vệ sinh chất lượng kém còn có nhiều bột bụi giấy, khi sử dụng một lượng lớn bụi công nghiệp có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, có thể gây ra những kích thích đối với đường hô hấp. Thứ ba là, có thể gây những kích thích đối với những làn da quá mẫn cảm.

 

Vậy là trên các phương diện trên có thể thấy được sự khác biệt rất lớn giữa giấy ăn và giấy vệ sinh, người tiêu dùng khi sử dụng hai loại giấy này đều không nên sơ ý, dùng trong thời gian ngắn có thể “chẳng hề gì” nhưng không đồng nghĩa với việc không có những tác động xấu, chỉ là chưa nhìn thấy ngay mà thôi.

 

Chính vì thế, trong cuộc sống thường ngày, nên sử dụng một cách đúng đắn hai loại giấy này, không thể dựa vào những ý kiến chủ quan của cá nhân hay vì lợi nhuận thúc đẩy mà dễ dàng dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn. Hy vọng, các cơ quan hữu quan nên có những biện pháp áp dụng đối với những nhà hàng nhỏ vẫn đang tồn tại hiện tượng này.

 

Cách phân biệt hai loại giấy

 

Bằng mắt thường rất khó phân biệt nguyên liệu làm giấy vệ sinh thông thường và giấy ăn, tuy nhiên, mọi người có thể dựa vào những thủ pháp nhỏ sau đây là có thể phân biệt được ngay:

 

- Thứ nhất là, quan sát màu sắc của tờ giấy. Loại giấy tốt vì không chứa ánh huỳnh quang bạc của hóa chất nên trên mặt giấy hơi có chút ánh vàng; thứ hai, quan sát xem trên mặt giấy có vết nhơ hay không.

 

Các loại giấy phế phẩm thu hồi thường có nét mực trên đó, sau quá trình tái chế giấy không thể loại bỏ hoàn toàn chúng được, chính vì thế trên mặt giấy có những điểm đen; thứ ba, dùng tay chà xát mặt giấy, nếu như là giấy tái chế thành giấy vệ sinh thì sẽ không còn độ dẻo, vì thế mà hễ kéo là bị rách, sau khi chà xát có những vụn giấy rơi ra.

 

Theo Khoa học & Đời sống