Đừng đợi đến khi bệnh tật gõ cửa

(Dân trí) - Bệnh hiểm nghèo và các bệnh lý nghiêm trọng đang là gánh nặng của nhiều gia đình, và là mối rủi ro hiện hữu của nhiều gia đình khác. Phòng ngừa và chuẩn bị cho rủi ro này là điều nên tính đến. Làm thế nào để phòng ngừa?

Lo lắng không thừa

Gầy đây, mặc dù y học đã có những tiến bộ vượt bậc, nhưng các loại mầm bệnh cũng không ngừng phát triển, thêm vào đó môi trường và thực phẩm không an toàn là những lý do khiến các bệnh hiểm nghèo/bệnh lý nghiêm trọng vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo WHO, tại Việt Nam, mỗi năm có 200.000 ca mắc ung thư mới và có tới 70.000 ca tử vong mỗi năm; trong khi đó, theo số liệu của Viện tim mạch Việt Nam, cứ 3 người lại có một người mắc bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch là khoảng 200.000 người.

Chị Nguyễn Thị Hồng (35 tuổi), hiện đang là giáo viên của một trường trung học tại Hà Nội chia sẻ: “Trước đây, cứ nghĩ bệnh hiểm nghèo chỉ là câu chuyện ở đâu đó xa xôi, nhưng giờ, tôi cảm thấy rất gần và đến với chính người họ hàng, bạn bè mình. Tôi thực sự lo lắng và thấy rằng cần phải phòng ngừa chứ đừng đợi đến lúc bệnh gõ cửa”.

Đừng đợi đến khi bệnh tật gõ cửa - 1

Môi trường và thực phẩm không an toàn là những lý do khiến các bệnh hiểm nghèo/bệnh lý nghiêm trọng vẫn tiếp tục gia tăng

Chị Hồng trăn trở tìm mọi cách để bảo vệ gia đình. Chị lựa chọn thực phẩm sạch, sử dụng các phương pháp thải độc và phòng ngừa ung thư để hy vọng giảm bớt nguy cơ mắc bệnh. Chị động viên gia đình có lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao. Hàng năm, chị dành ra một ngày để đưa gia đình đi khám tổng thể nhằm tầm soát bệnh hiểm nghèo. Nhưng, như thế là chưa đủ, bởi còn nhiều tác nhân mà gia đình chị không thể loại trừ.

Khi mắc bệnh hiểm nghèo/bệnh lý nghiêm trọng, nhiều gia đình trở nên khó khăn do phải gắng sức trang trải chi phí điều trị. Nhiều bệnh hiểm nghèo/bệnh lý nghiêm trọng vẫn có cơ hội vượt qua nếu theo được phác đồ điều trị tốt nhất. Do vậy, để phòng ngừa rủi ro, chị Hồng quyết định phải chuẩn bị tài chính dự phòng. Theo chị Hồng: “Gia đình mình vốn kinh tế chỉ ở mức trung bình, đùng một cái, phải chi ra hàng trăm triệu để điều trị bệnh thì rất khó xoay xở. Chưa kể lúc bệnh còn mất đi thu nhập do không còn khả năng lao động, nên mình cũng phải tìm phương án khác, trong đó tham gia bảo hiểm sức khỏe là điều cần thiết”.

Hiện có ba nhóm bảo hiểm sức khỏe chính là bảo hiểm y tế, bảo hiểm sức khỏe phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Tại Việt Nam, 81,3% người dân đã có bảo hiểm y tế, tuy nhiên, đối với bệnh hiểm nghèo, nhiều loại thuốc điều trị rất đắt đỏ lại không nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả, vì vậy, người bệnh dù có bảo hiểm y tế vẫn phải gánh khoản chi phí rất lớn. Thêm vào đó, kể từ 01.01.2015, Bộ Y tế chính thức giảm chi trả cho 28 loại thuốc điều trị bệnh ung thư từ mức 50-100% xuống còn 30 đến 50%.

Trước thực tế đó, nhiều gia đình đã cân nhắc việc tham gia thêm các sản phẩm bảo hiểm khác. Hiện nay, nhiều sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của bảo hiểm phi nhân thọ hỗ trợ chi phí điều trị và nằm viện, tuy nhiên, số tiền đóng mỗi năm không có tính tích lũy. Trong khi đó, bên cạnh nhu cầu bảo vệ, nhiều gia đình Việt cũng quan tâm đến yếu tố tích lũy cho các kế hoạch trong tương lai, nếu không xảy ra rủi ro. Trong trường hợp này, bảo hiểm nhân thọ được cho là giải pháp phù hợp nhất.

Lựa chọn giải pháp phù hợp với nhiều quyền lợi

Theo nhiều chuyên gia, khi có ý định tham gia bảo hiểm nhân thọ, các gia đình nên lựa chọn sản phẩm có thể hỗ trợ tài chính nhiều lần trước nguy cơ bệnh hiểm nghèo. Bởi hiện nay, việc mắc phải hơn 1 bệnh lý nghiêm trọng không còn là chuyện hiếm. Trong khi đó, đa phần các sản phẩm thường chấm dứt sau khi chi trả quyền lợi cho bệnh lý nghiêm trọng lần thứ 1.

Sản phẩm An Bình Thịnh Vượng của Bảo Việt Nhân Thọ đã có quyền lợi hỗ trợ tài chính nhiều lần trước các nguy cơ mắc phải 46 bệnh lý nghiêm trọng với tổng quyền lợi lên đến 200% số tiền bảo hiểm.

Đừng đợi đến khi bệnh tật gõ cửa - 2

An Bình Thịnh Vượng có quyền lợi hỗ trợ tài chính nhiều lần trước các nguy cơ mắc phải 46 bệnh lý nghiêm trọng với tổng quyền lợi lên đến 200% số tiền bảo hiểm

Một yếu tố khác cần lưu tâm là quyền lợi nằm viện, bởi việc điều trị bệnh lý nghiêm trọng thường kéo dài và có phi phí nằm viện lớn, những gói bảo hiểm chi trả số lượng ngày nằm viện ít sẽ không giúp được gia đình bạn nhiều. Sản phẩm An Bình Thịnh Vượng của Bảo Việt Nhân Thọ đã bổ sung một quyền lợi ưu việt với số ngày nằm viện được hỗ trợ chi phí lên đến 1.000 ngày với STBH mỗi ngày lên đến 2 triệu/ ngày với trường hợp nằm viện thông thường và 4 triệu/ngày với trường hợp nằm viện đặc biệt.

Ngoài ra, tính tích lũy cũng là điều mà các gia đình không thể bỏ qua. Trong trường hợp không xảy ra rủi ro, người tham gia bảo hiểm sẽ được nhận tiền đáo hạn khi kết thúc hợp đồng. Để lựa chọn được sản phẩm có tính tích lũy tối ưu, các gia đình nên khảo sát mức bảo tức và lãi chia chi trả những năm gần đây của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Hiện, trong số 18 doanh nghiệp trên thị trường, Bảo Việt Nhân Thọ luôn nằm trong top các doanh nghiệp có phần chi trả bảo tức/lãi chia cao nhất. Theo số liệu thống kê của Bảo Việt Nhân Thọ trong 5 năm qua, lãi chia của Bảo Việt Nhân Thọ đối với các sản phẩm bảo hiểm truyền thống cao nhất là 10,5% và năm 2016 là 8,75%. Người tham gia bảo hiểm “An Bình Thịnh Vượng” còn đồng thời được nhận thêm quyền lợi định kỳ 10% số tiền bảo hiểm mỗi 3 năm.

Là người đã trực tiếp điều trị cho rất nhiều ca bệnh tim mạch nghiêm trọng, bác sĩ Ngô Chí Hiếu, Trưởng khoa Hồi sức nội – Bệnh viện tim Hà Nội nhấn mạnh: “Tài chính cũng là một yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội điều trị tốt nhất và vượt qua bệnh tật. Vì vậy, việc chuẩn bị thêm các phương án để chủ động dự phòng và tăng thêm cơ hội điều trị là điều nên cân nhắc.”

Thông tin chi tiết xem TẠI ĐÂY