Dự phòng sức khỏe trước các yếu tố gây bệnh từ môi trường
(Dân trí) - Không khí, tiếng ồn ô nhiễm và nguồn nước nhiễm kim loại nặng như thủy ngân, chì... có liên quan trực tiếp đến các vấn đề sức khỏe của con người. Thay vì chấp nhận, chúng ta cần có những hành động để bảo vệ môi trường và sức khỏe bản thân.
Ô nhiễm môi trường và hệ quả đến sức khỏe
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày nay tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh.
Trước hết, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở một số nơi diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn, nhiều nơi không qua xử lý và xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước trong các đô thị.
Theo thống kê của Bộ Y tế kết hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có đến 9.000 người tử vong do nguồn nước bị ô nhiễm. Có khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư, nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước, 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng tại Việt Nam do thiếu nước sạch và vệ sinh kém.
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm không khí trong thời gian qua có xu hướng gia tăng. Chất lượng không khí ở khu vực đông dân cư, nhất là tại thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM ngày một suy giảm. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật trên toàn cầu, đặc biệt là sự nguy hiểm của bụi mịn PM 2.5 vào phổi, qua đường dẫn khí sẽ đi sâu vào từng túi phổi gây viêm nhiễm đường hô hấp.
Cùng với số liệu thống kê ở trên, khoảng 4,2 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu đều có liên quan đến ô nhiễm không khí, chủ yếu đến từ các bệnh lý như bệnh tim, đột quỵ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và ung thư phổi. Đây đều là những yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát trực tiếp nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bảo vệ môi trường bên ngoài, chăm sóc sức khỏe bên trong
Trước hết, để bảo vệ sức khỏe bên trong, mỗi người cần thay đổi tư duy bảo vệ môi trường.
Việc bảo vệ môi trường phải bắt nguồn từ thói quen, hành vi. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng trước tác hại của ô nhiễm môi trường, người dân hãy chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh từ những việc làm nhỏ như đổ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi; trồng cây xanh trong khuôn viên gia đình giúp ngăn bụi và làm sạch không khí, hạn chế sử dụng các phương tiện cá nhân vào lúc cao điểm... Bởi vì môi trường có tác động lớn đến sức khỏe và hạnh phúc của con người, một phần quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe cá nhân là góp phần bảo vệ môi trường.
Không giống như thói quen hàng ngày mà ta có thể tự thay đổi, nhiều yếu tố sức khỏe do môi trường không thể chỉ xử lý ở cấp độ cá nhân. Để chống lại rủi ro sức khỏe mà môi trường sống gây ra, cộng đồng cần cùng chung tay bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường cho mọi người.
Dự phòng sức khỏe là điều không thể thiếu
Ô nhiễm là một vấn đề lớn và không thể thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, kết hợp với việc không ngừng thay đổi và bảo vệ môi trường, mỗi người cũng cần tự giác phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Và hơn cả, việc luôn luôn sẵn sàng dự phòng trước nguy cơ môi trường là vô cùng quan trọng. Một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề để chống chọi với các nguy cơ đến từ môi trường.
Theo bác sĩ CKII Nguyễn Thị Hải Yến - Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI - để có một sức khỏe tốt cần chú ý 3 yếu tố.
Thứ nhất, duy trì chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cơ thể và não bộ khỏe mạnh. Ngoài ra cũng cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa chất béo có hại và các chất kích thích từ rượu bia.
Thứ hai, tập luyện thường xuyên là một trong những nguyên tắc tối ưu để giữ gìn sức khỏe. Một cơ thể khỏe mạnh không những khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc, tràn đầy năng lượng, nó cũng giúp cho cơ thể có đủ sức khỏe để đề phòng các yếu tố nguy hại từ môi trường.
Thứ ba, yếu tố quan trọng không thể thiếu là kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bởi vì các yếu tố gây hại từ môi trường luôn phải mất một thời gian dài ngấm vào cơ thể rồi mới xuất hiện các triệu chứng bên ngoài.
Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ có thể phát hiện những triệu chứng về sức khỏe tiềm ẩn và có các biện pháp điều trị kịp thời.
Dù đang cảm thấy khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật, chúng ta vẫn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi sức khỏe từng cơ quan của cơ thể. Lý tưởng nhất là nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, tần suất khám này có thể gia giảm theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người cần hành động ngay từ hôm nay với những thay đổi nhỏ trong việc bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Từ những thay đổi nhỏ sẽ tạo nên nền tảng sức khỏe tốt hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo sức khỏe tiền đề để ngăn chặn các nguy hại đến từ môi trường. Hơn nữa, điều này còn giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro bệnh tật, gia tăng sức khỏe cá nhân, sức khỏe cộng đồng và là một bước chuẩn bị hành trang cho tương lai.
Đồng hành cũng người dân trong hành trình chăm sóc sức khỏe mỗi ngày, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đã xây dựng các gói khám sức khỏe và tầm soát ung thư khoa học, giúp kiểm tra toàn diện tình trạng sức khỏe và phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn bên trong cơ thể. Các gói sàng lọc ung thư này sẽ giúp phát hiện sớm ung thư kể cả khi chưa có bất kỳ dấu hiệu bất thường, từ đó có các biện pháp ngăn ngừa sớm và điều trị kịp thời. Chi tiết về dịch vụ khám sức khỏe và tầm soát ung thư tại đây.
Thông tin liên hệ:
Cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Cơ sở 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở 136 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tổng đài: 1900 55 88 96
Hotline: 0904 97 0909