Dinh dưỡng trong thực phẩm khô
Thực phẩm khô rất hữu ích khi trái mùa nhưng liệu sau khi làm khô, thực phẩm có bị mất chất? Mất chất hay không còn tuỳ thuộc vào từng loại thực phẩm. Hãy so sánh giá trị dinh dưỡng của chúng trước và sau khi bị làm khô.
Vitamin A và C là nguồn dinh dưỡng chính được tìm thấy trong trái cây và rau tươi. Tuy nhiên, khi phơi trực tiếp dưới nắng, ánh nắng đã phá huỷ nguồn dinh dưỡng này. Mặt khác, hơi nóng cũng là tác nhân phá huỷ nguồn vitamin C. Ngược lại với vitamin A và C, chất xơ và sắt lại không bị ảnh hưởng do quá trình làm khô.
Trong khi đó, nguồn năng lượng (calorie) của loại thực phẩm này khi khô không thay đổi mấy so với ban đầu mà còn có vẻ dồi dào hơn. Vì khi làm khô, chúng vẫn giữ được hàm lượng đường cao và chất dinh dưỡng trở nên cô đặc do nước bị bốc hơi hết.
Hải sản
Cũng như rau và trái cây, quá trình làm khô cũng làm mất đi một số loại dinh dưỡng chính trong cá như vitamin A, D, E... Tuy nhiên, người ta tìm thấy trong các loại hải sản khô như cá, mực, tôm... có giá trị dinh dưỡng cũng chẳng thua kém hải sản tươi. Chẳng hạn, người ta tìm thấy trong tôm khô chứa hàm lượng protein và muối khoáng rất cao, đặc biệt là can-xi, phốt-pho, na-tri và kẽm.
Thêm vào đó, các loại a-xít amin như amino a-xít, a-xít glutamic, protid, arginin... cũng khá cao, cả trong vỏ và thịt tôm.
Như vậy, giá trị dinh dưỡng của tôm nói riêng và hải sản nói chung là rất cao, kể cả hải sản tươi và hải sản khô. Hàm lượng muối khoáng bị mất do quá trình làm khô có thể được phục hồi khi nấu trong nước. Tuy nhiên bạn đừng quá lo, lượng muối khoáng bị mất đi không đáng kể.
Ngũ cốc
Giàu lượng carbonhydrate, ngũ cốc là nguồn cung cấp dồi dào protein, sắt, can-xi, sodium, ma-giê, B-complex và xơ cho cơ thể. Khi nhắc đến ngũ cốc, người ta thường nói đến ngũ cốc tinh như bánh mì hay các loại bánh chế biến từ bột và ngũ cốc thô (là những hạt gạo, lúa mạch còn nguyên lớp lụa bên ngoài).
Ngũ cốc khô có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn như gia tăng việc đốt mỡ, cải thiện cholesterol trong máu... Chất phytoestrogen giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
Thành phần chất béo trong ngũ cốc khá thấp, khoảng 2 - 5% trên 100mg, nhưng không có nghĩa một lượng ít ỏi chất béo đó không cung cấp đủ lượng chất béo cho cơ thể vì thật sự chúng bổ sung đến 50% lượng chất béo mà cơ thể cần hằng ngày.
Theo Tiếp thị gia đình