1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Điểm thi THPT Quốc gia 2015 và trầm cảm sau khi biết điểm thi

Điểm thi THPT Quốc gia 2015 vừa công bố kết quả, nhiều người nhận niềm vui và cũng không ít bạn ngậm ngùi vì kết quả không được như mong muốn. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, gia đình và xã hội cần quan tâm để tránh những phản ứng tiêu cực có thể xảy ra.

 

Điểm thi THPT Quốc gia 2015 và trầm cảm sau khi biết điểm thi - 1
Vô vàn lý do thanh thiếu trầm cảm trong đó áp lực học tập là nguyên do hàng đầu

Điểm thi THPT Quốc gia 2015 vừa công bố kết quả kỳ vọng ở cha mẹ và gia đình, xã hội đặt lên các em vô tình tạo thành áp lực khiến trong quá trình học tập các em luôn bị ám ảnh và căng thẳng về kết quả học tập của mình. Hơn nữa, chính các em với 12 năm được bảo bọc chỉ biết học và học nên khi đối mặt với khó khăn trong quá trình học tập dễ dẫn đến tâm lý chán nản, bế tắc.

Việc thất bại trong học tập khiến các em có mặc cảm tội lỗi, thất vọng, bế tắc, thấy đi vào ngõ cụt vì sau đó không biết con đường phát triển là gì… Suy nghĩ này kèm theo với tác động không khéo léo của cha mẹ như chì chiết, la mắng khiến không ít em rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm chí muốn tự tử.

Vấn đề tự gây áp lực cho bản thân

Theo thống kê tại Trung Quốc, có khoảng 500 ca tự tử xảy ra mỗi năm trong cộng đồng giới trẻ do sức ép học hành. Ở Việt Nam, có hơn 90% sinh viên học sinh bị rối loạn tâm trí. Áp lực học hành, thi cử, sự cạnh tranh khốc liệt trong trường học và các vấn đề trong cuộc sống khiến nhiều học sinh, sinh viên rơi vào trạng thái khủng hoảng, rối loạn tâm thần, thậm chí có suy nghĩ tiêu cực là tự tử.

TS. BS Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E cho biết: Nguyên nhân trầm cảm có thể là do áp lực công việc và cuộc sống. Người bệnh cần hạn chế thời gian ở một mình và tốt nhất là nên đi khám càng sớm càng tốt, không nên cố gắng giấu giếm cảm xúc của mình. Hãy tâm sự và nhờ sự giúp đỡ của người thân. Hãy luôn giữ tinh thần luôn thoải mái, tìm kiếm một cuộc sống bận rộn để không có thời gian nghĩ đến những chuyện tiêu cực.

Bệnh viện Bạch Mai từng thống kê Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia một năm khám và điều trị cho khoảng 3.000 bệnh nhân nội trú và 36.000 bệnh nhân ngoại trú. Trong đó, nhóm đối tượng học sinh -sinh viên đến khám và điều trị chiếm tỉ lệ khoảng 10%. Thời điểm học sinh đến khám và điều trị thường vào dịp tập trung ôn thi tốt nghiệp, thi đại học.

Trước đây, học sinh nhập viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia không nhiều vì phụ huynh chủ yếu đưa con em mình đến khám ở các khoa khác. Nhưng những năm gần đây, người dân đã bắt đầu có những hiểu biết về những chứng bệnh liên quan đến tâm thần nên đã đưa con đến khám và tư vấn nhiều hơn. Vài năm trở lại đây, việc học sinh, sinh viên nhập viện khá nhiều.

Tuy nhiên, chỉ khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như trầm cảm, sống co mình, không giao tiếp, giận mình, giận đời, hoảng loạn, kích động, muốn hủy hoại cuộc sống bằng cách tự tử… thì gia đình mới phát hoảng và bắt đầu nghĩ đến khả năng con mình có vấn đề về thần kinh.

Hầu hết những trường hợp này đều do áp lực về học hành, thi cử. Nhiều học sinh, sinh viên bị suy nhược về cơ thể, biểu hiện ban đầu có thể là choáng váng, đau đầu mất ngủ, lo âu, chán chường, không thiết tha ăn uống, không vệ sinh tắm rửa…

Có những học sinh do “sợ” đối mặt với thi tốt nghiệp, kỳ thi tuyển đại học dẫn tới hiện tượng nôn, co giật, cùng các triệu chứng giả khác rồi vào nhập viện để trốn thi. Lại có nhiều học sinh sau khi thi tốt nghiệp xong, bản thân rất muốn thi vào các trường đại học, do lo lắng mình không đủ khả năng nên cũng phát bệnh. Số khác, do thời gian ôn thi quá dài, cơ thể bị suy nhược, biểu hiện ra ngoài là các chứng đau đầu mất ngủ, lo âu, chán chường, những trường hợp nặng hơn thì sợ hãi, hoang tưởng, khóc lóc…

Đừng tạo gánh nặng cho trẻ

Vẫn theo PGS Đức, hiện nay vấn đề sức khỏe tâm thần chưa được quan tâm đúng mực trong khi chúng là căn nguyên gây ra các bệnh khác. Đặc biệt, người trẻ là đối tượng có khả năng chống đỡ áp lực kém, dễ mắc bệnh. Đây cũng là nguyên nhân của hàng loạt vụ tự tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh.

Để hạn chế những rủi ro cho con em mình, các phụ huynh cần phải chú ý hơn khi con có những dấu hiệu bất thường như ăn không ngon, ngủ không yên, lo lắng, căng thẳng, thay đổi tính tình, cãi lời bố mẹ...

Đặc biệt, việc chẩn đoán, thăm khám bệnh tâm thần phải thực hiện nhiều lần ở các góc độ khác nhau mới có thể đưa ra kết luận. Do đó, gia đình cần kiên trì và tin tưởng và quá trình điều trị của các bác sĩ, hạn chế tối đa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Vị chuyên gia khuyến cáo: "Các em học sinh phải có kế hoạch, thời gian biểu học tập khoa học trong năm, không nên đến lúc thi mới học. Ngoài ra, với mỗi người, khả năng, sở thích, nguyện vọng là khác nhau, bố mẹ không thể so sánh, đòi hỏi và có những kỳ vọng quá lớn, gây áp lực đối với các em".

Theo Vi Vi

Một thế giới

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm