Để vết thương không thành lỗ rò
(Dân trí) - MRSA là viết tắt cho Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng kháng Methicillin). Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng “staph” không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường dẫn tới áp xe (rò vết thương), viêm mô tế bào, viêm da...
Tụ cầ vàng kháng Methicillin
Vi khuẩn này gây viêm nhiễm cho nhiều phần khác nhau của cơ thể, bao gồm da, phổi và một số khu vực khác. Mặc dù hầu hết tình trạng viêm nhiễm MRSA là không nghiêm trọng nhưng đôi khi nó có thể đe dọa sự sống.
Biểu hiện viêm da do MRSA
Nhiễm MRSA có thể là điển hình của nhiễm trùng “staph” trên da: một vùng sưng đỏ nhỏ, nốt ấy hay giống như nhọt (có mủ).
Vùng này có thể đỏ, đau, sưng và nong nóng khi sờ vào, có thể chảy dịch.
Hầu hết tình trạng viêm da MRSA khá nhẹ nhưng chúng có thể tiến triển, trở thành vết thương sâu hơn và nghiêm trọng hơn.
Phân biệt viêm do MRSA hay do côn trùng cắn
Các vết côn trùng cắn, phát ban hay các bệnh ngoài da khác có thể tương tự như tình trạng viêm MRSA bởi vì các triệu chứng có thể giống nhau: đỏ, sưng, nóng hay đau. Các bác sĩ đã hỏi bệnh nhân, những người bị nhện cắn rằng họ có nhìn thấy những con nhện không bởi vì những vết “cắn” này rất có thể là triệu chứng của MRSA. Khi viêm da lan rộng hoặc không cải thiện sau 2-3 ngày thì sẽ cần phải dùng kháng sinh đặc trị, vì đó có thể là MRSA.
Viêm mô tế bào
MRSA có thể dẫn tới viêm mô tế bào, một dạng viêm nhiễm ẩn sâu dưới da. Trên bề mặt, vùng da bị viêm trông hồng hoặc đỏ, như bị cháy nắng, sờ vào thấy ấm nóng, đau và sưng. Viêm mô tế bào có thể lan rất nhanh chỉ sau vài giờ.
Áp xe
MRSA có thể gây ra viêm nhiễm nặng gọi là áp xe, tình trạng mưng mủ hay viêm ăn sâu vào da.
Một viêm nhiễm nhỏ không đáng kể có thể phát triển thành áp xe. Loại viêm nhiễm này đòi hỏi phải điều trị dẫn lưu dịch và dùng kháng sinh thì vết thương mới lành.
Nguyên nhân nhiễm MRSA
MRSA có thể lây lan qua tiếp xúc với những người mang bệnh hay sờ vào những vật người bệnh tiếp xúc.
Những điều kiện khiến MRSA lây lan bao gồm: tiếp xúc trực tiếp, xây xát da, vệ sinh kém như dùng chung khăn mặt, đồ dùng và tiếp xúc với những vật dụng như nắm đấm cửa và dụng cụ tập thể thao.
Cứ 100 người có 1 người mang vi khuẩn này trong cơ thể mà không hề có bất cứ biểu hiện nào.
Ai dễ nhiễm MRSA?
Những người mà vừa phẫu thuật hay nằm viện sẽ có nguy cơ mắc MRSA. Nó cũng thường gặp ở người già, những người cần tới sự chăm sóc thường xuyên tại nhà và những người có hệ miễn dịch yếu.
Những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, hoặc HIV sẽ có nguy cơ caoi nhiễm trùng siêu khuẩn này.
Các bệnh viện an toàn như thế nào?
Bệnh viện, nơi virus và viêm nhiễm được tiêu trừ nhưng cũng là nơi ẩn chứa những nguy cơ. Cách ngăn ngừa hữu hiệu là rửa tay sạch và đeo găng tay.
Những người khỏe mạnh có bị nhiễm MRSA?
Có. Viêm da MRSA cũng thường gặp ở người khỏe mạnh, thường là các vận động viên, tù nhân và quân nhân.
Một số khu vực khác dễ dẫn tới sự lây lan của bệnh này là trường học, phòng tập, trung tâm chăm sóc hằng ngày và những nơi mà mọi người dùng chung nhiều đồ vật.
MRSA ở chó và mèo
Siêu vi này có thể lây từ người sang các con thú nuôi trong nhà và hoàn toàn không có biểu hiện gì. Và vật nuôi này trở thành vật lây truyền trung gian.
Chẩn đoán MRSA như thế nào?
Nếu nghi ngờ viêm da do MRSA thì trước tiên cần băng kín vết thương và tới bệnh viện làm xét nghiệm.
Điều trị như thế nào?
Dẫn lưu dịch, làm sạch và băng kín vết thương và có thể được kê kháng sinh đường uống.
Việc người bệnh cần làm là phải uống thuốc và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Phòng tránh MRSA
Thường xuyên rửa tay với xà phòng và dùng nước diệt khuẩn là cách tốt nhất để phòng MRSA.
Vệ sinh bề mặt các thiết bị tập luyện, vòi tắm ngay lập tức sau khi tập thể thao hay bất kỳ hoạt động nào mà dẫn tới sự tiếp xúc trực tiếp.
Không sờ lên vết thường của người khác hay dùng chung đồ.
Khi ở bệnh viện, nhớ nhắc nhân viên y tế rửa tay trước khi thăm khám.
Nhân Hà
Theo WMD