Đau nửa đầu, ám ảnh khôn nguôi!

Đau, hết đau rồi lại đau. Đau nửa đầu tưởng chừng cái vòng luẩn quẩn, bủa vây lấy cuộc sống của bạn. Liệu có khi nào bạn tự hỏi bản chất của đau nửa đầu là gì mà nó lại “dai dẳng” đến thế? Liệu có khi nào bạn nghi ngờ những biện pháp mình đang dùng chẳng hề trúng đích.

Nỗi ám ảnh thường trực

 

Chị Nguyễn Thanh Thảo (30 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) gần đây bị mất ngủ. Điều làm chị lo lắng là sáng hôm sau chị không chỉ mệt mà còn có cảm giác nôn nao như muốn nôn, đồng thời ở một bên thái dương thấy giật giật, đầu như muốn nổ tung ra, ôm đầu cho đến tận chiều.

 

Còn chị Lê Thúy Phượng (31 tuổi, ở Q1, thành phố Hồ Chí Minh) thì sống chung với cảm giác đau lan xung quanh 1 bên thái dương mỗi thứ 2 đầu tuần cách đây đã cả chục năm. Chị kể: “Cảm giác đau lan xung quanh một bên thái dương rồi lan sang khu vực mắt trái, mắt mình có dấu hiệu mờ dần, cơn đau kinh khủng kéo dài cả ngày khiến mình không thể làm được bất cứ việc gì”.

 

Do có cùng triệu chứng đau nhức như búa bổ, 2 người phụ nữ này đều dùng thuốc giảm đau như một cách xử trí duy nhất.

 

“Do cũng nghĩ đau nửa đầu thì cũng là đau nên mình chỉ dùng thuốc giảm đau. Ngày xưa mình dùng viên nén, giờ thì chuyển sang sủi cho nhanh. Nhưng mấy năm gần đây cũng thấy thời gian giảm đau không được như xưa nữa, liều ngày trước mình dùng một viên 500mg/ ngày, giờ mỗi khi lên cơn là phải dùng 2 viên mới đỡ. Mỗi lần lên cơn là đầu chỉ muốn nổ tung ra, cứ như có cái khoan trong đầu”, chị Thảo cho biết.

 

Còn chị Phượng từng đi khám nhiều nơi, cứ uống thuốc thì đỡ, hết thuốc lại đâu vào đấy. “Một số người quen mách dùng thuốc này thuốc khác nhưng mình đâu dám xài bừa, bệnh này liên quan đến thần kinh nên không thể dùng bừa được”, chị Phượng tỏ ra thận trọng.

 

Theo GS.TS Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch hội chống đau Hà Nội, người đã có hơn 30 năm nghiên cứu và thực hành về đau nửa đầu, những trường hợp trên là mắc chứng bệnh đau nửa đầu.

 

Dễ nhầm lẫn với bệnh khác

 

Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện khá nhiều khái niệm “đau nửa đầu vai gáy” gây nhầm lẫn thông tin cho người bệnh. Theo GS-TS Lê Đức Hinh, chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam “không có khái niệm đau nửa đầu vai gáy, chỉ có bệnh đau nửa đầu”.

 

Nói về căn bệnh này, GS.TS Chương cho biết: “Bệnh Migraine, mà trong dân gian thường được gọi đơn giản là đau nửa đầu, về bản chất nó là một bệnh lý mạn tính có căn nguyên thần kinh mạch máu, đã được loài người biết từ trước công nguyên. Những biểu hiện và diễn biến của bệnh rất phức tạp và không phải chỉ là đau đầu, vì vậy trong một thời gian dài bệnh được gọi với cái tên “Đau đầu dị thường”.

 

Đau nửa đầu, ám ảnh khôn nguôi!

GS. TS Nguyễn Văn Chương, chủ tịch hội chống đau Hà Nội, trưởng khoa Nội thần kinh, bệnh viện Quân y 103

 

Tuy nhiên ở Việt Nam, người bệnh còn chủ quan coi đau nửa đầu chỉ là một triệu chứng đau đơn giản, hết cơn rồi lại thôi. Trong thực tế, có nhiều bệnh nhân đã phải chịu những biến chứng nặng nề - thậm chí đe doạ tính mạng, có cuộc sống của bản thân và gia đình bị đảo lộn chính vì đau nửa đầu. Chúng ta cần phải có thái độ chuẩn mực và đúng đắn hơn đối với đau nửa đầu, cần phải phổ cập nhiều hơn nữa thông tin về bệnh của Hội Migraine quốc tế cho cộng đồng”.

 

Đừng trị theo kiểu chữa cháy

 

Theo một khảo sát độc lập trên 109 người tự nguyện tháng 01/2014, có trên 70% bệnh nhân đau nửa đầu chỉ sử dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo thuốc giảm đau không phải là thuốc trị bách bệnh. Người bệnh không nên điều trị đau nửa đầu theo kiểu…chữa cháy. Tức là khi nào đau thì uống giảm đau, và chờ đợi cơn đau tiếp theo mà không biết sẽ xảy ra khi nào. Đồng thời do việc sử dụng thường xuyên biện pháp này, cơ thể sẽ giảm dần đáp ứng với thuốc.

 

Còn theo GS Chương, do đau nửa đầu là bệnh thần kinh mạch máu mạn tính nên cần một giải pháp chuyên biệt, giải quyết theo cơ chế của bệnh.

 

Hiện tại các bác sỹ đang sử dụng nhóm thuốc tân dược như triptan, ergotamine...Tuy nhiên xu hướng mà trên thế giới đang hướng tới sử dụng nhóm thuốc thảo dược có cơ chế chuyên về bệnh, ít tác dụng không mong muốn khi dùng lâu dài như Feverfew (tên khoa học là Tanacetum parthenium L.), vốn đã phổ biến trên thế giới từ những năm 1970 với tác dụng phổ biến là ngăn ngừa xuất hiện cơn đau nửa đầu (Migraine).

 

Parthenolid là hoạt chất chính trong Feverfew có tác dụng ức chế tổng hợp chất gây viêm, giảm giái phóng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, chống co thắt mạch máu thần kinh. Một số nghiên cứu lâm sàng trên thế giới cho thấy bột dịch chiết Feverfew (FeverfewF) có tác dụng giảm đau, giảm tái phát cơn đau nửa.

 

Báo cáo về tác dụng của Feverfew F trong sản phẩm

Báo cáo về tác dụng của Feverfew F trong sản phẩm Migrin tại hội thảo “Đau : cơ chế bệnh sinh và kinh nghiệm điều trị” tháng 03/2014

 

Bên cạnh việc bổ sung sản phẩm ngăn ngừa xuất hiện cơn đau nửa đầu, người bệnh cũng cần chế độ ăn uống hợp lý, tránh các yếu tố khởi phát gây bệnh, bổ sung chất vi lượng như Magie, vitamin B2, vitamin B6…, những dưỡng chất đã được chứng minh cải thiện hiệu quả bệnh đau nửa đầu ở người

 
Xin mời xem clip tại đây:
 
 
 

 Migrin với thành phần FeverfewF, giúp điều hòa vận mạch, tái lập hoạt động bình thường mạch máu thần kinh. Do đó có tác dụng giảm đau, giảm tái phát cơn đau nửa đầu theo đúng cơ chế của bệnh.

 
Tư vấn: 04.35381166.

Tư vấn: 0965.99.99.55

Website: www.migrin.vn