1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đau đầu vì “cậu bé” bất trị

Thân hình vạm vỡ, gương mặt điển trai, thế nhưng không ít quý ông lại tự ti đến mức lẩn tránh “cuộc yêu” bởi “cậu bé” thường “treo cờ rủ”.

Đau đầu vì “cậu bé” bất trị - 1

Ngượng ngùng đến một phòng khám Nam khoa tại TP HCM, Hoài Nam (38 tuổi) - vẫn được bạn bè ưu ái gọi là soái ca - đã thú thật với bác sĩ rằng “trông bề ngoài như vậy nhưng chuyện kia lại rất thảm hại”. Nam cho biết, anh và bà xã cưới nhau được 3 tháng thì sự cố xuất hiện.

“Tôi yêu vợ và luôn có cảm giác muốn gần vợ, thế nhưng không hiểu sao khi lâm trận thì “cậu bé” lại không thể “đứng thẳng”.Tình trạng kéo dài sau nhiều lần thử nên tôi thấy lo lắng và tự ti”, người đàn ông ở độ tuổi phong độ đỉnh cao nói.

Không đơn giản như Hoài Nam, cùng đến bệnh viện để xin được tư vấn chuyện khó nói, Tuấn Hưng, một kỹ sư ngành thực phẩm sống tại TP HCM cho biết vợ anh lên cơn ghen và đòi li dị vì cho rằng Hưng có nhân tình. Nguyên nhân của cơn ghen xuất phát từ việc mỗi lần gần nhau, “cậu bé” của người đàn ông 40 tuổi, cao mét tám, nặng 70 ký, thường xuyên “không đủ sức”.

Tình cảnh của Hoài Nam, Tuấn Hưng, theo các bác sĩ chuyên khoa Nam học chính là những điển hình của chứng rối loạn cương. Độ tuổi của các bệnh nhân khác nhau, nghề nghiệp cũng khác nhau, thế nhưng điểm chung của họ là đều mang tâm trạng tự ti mặc cảm.

Báo cáo mới nhất của Đại học Wisconsin (Mỹ) ghi nhận có 5% nam giới dưới 40 tuổi bị rối loạn cương dương hoàn toàn. Tỷ lệ rối loạn chung của nhóm tuổi này là 40% và tăng lên 50% khi chạm tuổi ngũ tuần. Tại Việt Nam, tỷ lệ nam giới bị rối loạn cương cũng ở mức tương tự, đặc biệt, độ tuổi rối loạn cương ngày càng trẻ hóa, thậm chí đã xuất hiện ở những người mới ngoài 30.

Theo các bác sĩ, rối loạn cương không mang nghĩa “cương bất chợt, cương cứng không kiểm soát” như nhiều quý ông vẫn hiểu nhầm, mà nó chỉ tình trạng không thể cương hoặc có lên nhưng không “căng”. Các tài liệu nam khoa cho biết, sự cương cứng liên quan đến não, thần kinh, nội tiết tố, cảm xúc và hệ thống tuần hoàn máu. Những bộ phận này làm việc hài hòa với nhau, giúp các mô xốp trong dương vật đầy máu và trở nên cứng. Nam giới bị rối loạn chức năng cương khó có thể cương cứng hoặc duy trì trạng thái đó khi "lâm trận".

Đau đầu vì “cậu bé” bất trị - 2

Phân tích nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương, các chuyên gia cho rằng thừa cân, béo phì, mỡ trong máu, tăng huyết áp, đái tháo đường… là những bệnh lý dẫn đến rối loạn cương. Ngoài ra, tình trạng cương kém còn thói quen ăn uống quá độ, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít luyện tập thể dục, áp lực công việc, cuộc sống căng thẳng, stress, lạm dụng máy vi tính, thức khuya, mất ngủ…

Để cải thiện phong độ cho quý ông mắc chứng rối loạn cương, các bác sĩ nên sống lành mạnh, ăn uống điều độ, hạn chế ăn mỡ động vật, nên ăn cá, rau, dầu thực vật, các loại hạt... Cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tránh căng thẳng, không thức khuya, hút thuốc, uống rượu bia hay lạm dụng các chất gây nghiện. Nếu bị cao huyết áp hay đái tháo đường, người bệnh cần điều trị sớm và tích cực.

Ngoài ra, các bác sĩ còn gợi ý sử dụng những loại thực phẩm có chứa hàm lượng testosterone cao hoặc sử dụng các sản phẩm có hoạt chất sildenafil để tăng cường quá trình bơm máu vào “cậu bé”, giữ độ cương cứng ổn định từ phút dạo đầu đến khi về đích.

Các anh hùng có thể tự kiểm tra bản lĩnh của cậu bé tại website www.anhhungdualeo.com. Trang web này sẽ giúp các anh hùng hiểu rõ hơn về chứng rối loạn cương dương (RLCD) cũng như tự kiểm tra sức khỏe của “cậu bé”. Nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ nam khoa khi có dấu hiệu RLCD, đặc biệt những người có tình trạng lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp… Từ đó sẽ có hành động kịp thời để bảo vệ sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình. Trang web được Pfizer NewYork triển khai với nhiều ngôn ngữ và hiện đã có mặt bản dịch tiếng Việt.

WVIVIA0316073

Hoàng Ân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm