Đái tháo đường: Sáu dấu hiệu và quan điểm sai lầm
(Dân trí) - Đái tháo đường thường không có triệu chứng rõ ràng và tiến triển chậm nên nhiều người bệnh thường chủ quan và chủ ý tự “kê toa” theo mẹo dân gian. Từ đó xuất hiện quan niệm sai lầm trong chữa trị.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh đái tháo đường nhưng có tới 69,9% không biết mình bị bệnh. Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và nguy cơ tử vong hàng đầu nếu không may biến chứng xảy ra liên tục khiến cơ thể không đủ sức chịu đựng với bệnh tật.
Cần chú ý thói quen sinh hoạt nếu cơ thể có các triệu chứng dưới đây. Nên gặp ngay bác sĩ để có kết quả chuẩn đoán chính xác. Đồng thời, tìm hiểu rõ về căn bệnh và cần loại bỏ những quan điểm sai lầm trong điều trị.
Ăn uống nhiều
Thường xuyên đói bụng thèm ngọt, khát nước liên tục. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường. Triệu chứng này cũng thường đi kèm với tiểu nhiều (3-4 lít nước tiểu /ngày), kể cả ban đêm.
Đột ngột giảm cân
Cơ thể mệt mỏi kéo dài, kiệt sức kèm theo giảm từ 5-10 ký trong vòng 2-3 tháng không rõ nguyên nhân thì người bệnh nên kiểm tra sức khỏe toàn diện, vì đây có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Nhiễm khuẩn ở phụ nữ
Vùng kín nhiễm khuẩn, nhiễm nấm gây ngứa, có mùi lạ, kiến bò xung quanh quần lót… báo hiệu cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cần cảnh giác vì dấu hiệu này thường khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác.
Vết thương lâu lành
Với người bị tiểu đường, vết thương, vết trầy xước, các vết đau bầm tím thường dai dẳng và lâu lành hơn bình thường.
Nhìn mờ
Đường huyết tăng cao và không ổn định sẽ gây tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát của người bệnh, biến chứng nặng hơn là mù lòa.
Mệt mỏi dễ nổi cáu
Khi các tế bào “đói” đường khiến cơ thể không có đủ năng lượng. Vì vậy, người bênh thường mệt mỏi và cáu kỉnh.
Bên cạnh, tầm sớm hơn trị muộn. Người bệnh cần loại bỏ ngay các quan điểm sai lầm nếu không muốn bệnh tình tiến triển nhanh chóng.
Nói không với đường và tinh bột
Điều này không đúng, vì trong cơ thể chúng ta có thể tự điều chỉnh lượng đường huyết nhờ vào insulin. Vì thế tự hạn chế đường và tinh bột quá mức sẽ khiến cơ thể mất năng lượng, mệt mỏi và không còn đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Nên điều chỉnh hợp lý theo ý kiến của bác sĩ.
Không kiểm tra
Đừng chủ quan khi cơ thể khỏe mạnh. Lượng đường huyết càng ổn định, điều đó giúp làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Nên duy trì thói quen kiểm tra và đi khám thường xuyên.
Thuốc
Kết hợp dùng thuốc Đông y và Tây y là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn và thực hiện để điều trị bệnh. Tuy nhiên, tùy theo giai đoạn của bệnh mà loại thuốc nào sẽ có hiệu quả. Nên làm rõ vấn đề và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Để lượng đường huyết ổn định và làm chậm quá trình biến chứng, người bệnh cần thăm khám định kỳ, lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe để duy trì đường huyết ở mức tốt nhất và tham gia các buổi tọa đàm cùng các bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.
“Chia sẻ cùng sống khỏe” chủ đề chính Ngày Hội Sức Khỏe Gia Đình – Phano Care Lần III- 2018 nhằm mang đến những kiến thức mới cùng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng giúp nâng cao ý thức chủ động dự phòng bệnh tiểu đường. Tham gia ngày hội người bệnh được thăm khám miễn phí và tư vấn về bệnh đái tháo đường từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.
Đăng ký tham gia tại đây!
Theo Phano