Cùng bác sỹ Wade Brackenbury giải đáp băn khoăn về điều trị bàn chân bẹt ở trẻ
Theo bác sỹ Wade Brackenbury, Chuyên gia thần kinh cột sống từ Hoa Kỳ, có đến 50% trẻ em châu Á mắc chứng bàn chân bẹt và điều may mắn là phương pháp điều trị khá đơn giản bởi nó nhẹ nhàng và không gây đau đớn. Đó là điều trị bằng đế giày chỉnh hình
Độ tuổi lý tưởng để điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ bằng phương pháp dùng đế giày chỉnh hình?
Độ tuổi lý tưởng để điều trị tật này là từ 3 đến 8 tuổi. Lý do: Bé từ 3 đến 8 tuổi có lòng bàn chân bắt đầu định hình nên việc uốn nắn sẽ dễ dàng hơn là chữa bệnh khi bé đã lớn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn đem lại hiệu quả cho các bé trên 8 tuổi nếu sử dụng đế giày trong một thời gian dài. Có những trường hợp đi đế chỉnh hình từ tuổi 15-16 và khoảng 5 năm sau tình trạng bàn chân bẹt đã được cải thiện phần lớn.
Mất bao lâu để chữa khỏi hoàn toàn tật bàn chân bẹt?
Thời gian điều trị thường phụ thuộc vào mức độ bàn chân bẹt của bé và độ tuổi của bé nữa. Trung bình với những bé 3-4 tuổi thì việc điều trị sẽ nhanh hơn, sau 6 tháng đi đế giày chỉnh hình liên tục khi bé đi lại có thể chữa được 75% tật này.
Mỗi ngày bé phải đi giày chỉnh hình bao nhiêu tiếng?
Lý tưởng nhất là bất cứ khi nào bé phải đi đứng, di chuyển (kể cả khi đi trong nhà) bạn cũng nên nhắc bé mang giày chỉnh hình. Đi càng thường xuyên thì thời gian cải thiện bàn chân càng ngắn.
Đế giày chỉnh hình có làm bé bị đau chân không?
Việc sử dụng đế chỉnh hình không làm bé bị đau vì đế giày được làm dựa trên kết quả quét chụp bàn chân bé với độ chính xác cao, đảm bảo bé sử dụng thoải mái nhất. Ngoài ra, vì đế giày được làm từ 3 chất liệu có độ cứng mềm khác nhau ở từng vị trí của bàn chân nên sẽ hỗ trợ bé tối đa trong việc đi lại.
Bé có phải thường xuyên thay đế giày chỉnh hình không?
Tùy theo độ tuổi phát triển và cấu tạo xương lòng bàn chân mềm, cứng khác nhau ở các bé nên thời gian thay đổi đế chỉnh hình cũng khác nhau. Mỗi đôi đế giày chỉnh hỉnh có thể sử dụng 2-3 năm, nhưng nếu chân bé phát triển nhanh thì đế giày cần được thay đổi để theo kịp kích thước bàn chân bé.
Cuối buổi hội thảo, hơn 300 người gồm cả phụ huynh và bé, đã đặt chân lên máy quét laser để khám chân và xác định cấu tạo của lòng bàn chân
Lòng bàn chân bình thường có 3 điểm chịu lực tạo thành kết cấu kiềng ba chân nâng đỡ cả cơ thể. Khi bé bị tật bàn chân bẹt, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường mà toàn bộ gan chân đều tiếp xúc với mặt đất. Khi đi bàn chân có xu hướng áp sát vào bên trong hoặc bên ngoài do bàn chân bị mất cân bằng. Trái với quan niệm dân gian cho rằng “chân bẹt là sướng”, các bé bị tật bàn chân bẹt sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình vận động và gặp nhiều cơn đau xương khớp trong tương lai. |
Sắp xếp cuộc hẹn tại ACC hôm nay:
161 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3 - TP.HCM, Việt Nam
Phone: +84 (8) 3939-3930
+84 946-740-066
PV