Cột mốc phát triển của trẻ: Không chỉ là thành tích đầu đời!

Cha mẹ thường dựa vào biểu đồ cân nặng, chiều cao và thắc mắc liệu con mình đã phát triển tốt chưa, hoặc làm sao đuổi kịp những đứa trẻ đồng lứa khác. Sự phát triển của trẻ không đơn giản như vậy.

Hiểu đúng về cột mốc phát triển của bé…

 

GS. Louise Dye, chuyên gia về nhi khoa và dinh dưỡng thuộc viện Leeds - Anh Quốc, nhận định “trẻ em không chỉ lớn lên theo độ tuổi, mà còn theo từng cột mốc phát triển”.

 

Theo đó, các cột mốc phát triển của trẻ vô cùng phức tạp, để nhận xét toàn diện cần đánh giá dựa trên nhiều kỹ năng. Nhằm giúp cha mẹ có thể hình dung được sự phát triển của con trong 6 năm đầu đời, các chuyên gia nhi khoa, dinh dưỡng và tâm lý đã thống nhất cách chia các cột mốc như sau: Mang thai, Mau lớn, Tập đi, Tò mò, Khám phá, Sáng tạo.

 

Trẻ em không chỉ lớn lên theo độ tuổi, mà còn theo từng cột mốc phát triển

Trẻ em không chỉ lớn lên theo độ tuổi, mà còn theo từng cột mốc phát triển

 

Giải thích lí do, các chuyên gia chia sẻ, trong giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, trẻ lớn rất nhanh về cân nặng, chiều cao. Trong giai đoạn 6-12 tháng, trẻ bắt đầu tự ngồi một mình, bò, trườn với sự trợ giúp rồi tự đứng lên và bước đi một mình. Từ 1 đến 2 tuổi, bé bắt đầu tò mò về thế giới và một trong nhưng giác quan quan trọng hỗ trợ việc học hỏi và ghi nhớ là thị giác. Trong giai đoạn 2-4 tuổi, bé rất giàu trí tưởng tượng và ham học hỏi thông qua việc khám phá thế giới xung quanh, bé rất thích hoạt động, thích sờ, nắm và nếm tất cả mọi thứ. Từ 4-6 tuổi, bé cực kỳ sáng tạo với những tưởng tượng, trải nghiệm khám phá thế giới, khả năng sáng tạo từ những việc giải quyết tình huống, sự thích nghi và linh hoạt trong suy nghĩ.

 

… để dinh dưỡng đúng cách

 

Khi trẻ bước sang độ tuổi ăn dặm và đặc biệt là sau cai sữa mẹ, các bà mẹ thường rất “căn ke” chế độ dinh dưỡng, mong con lớn nhanh lớn khỏe. Tuy nhiên theo TS. Lê Nguyễn Bảo Khanh, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, từ kết quả khảo sát Tình trạng Dinh dưỡng Khu vực Đông Nam Á (SEANUTS), hơn 50% trẻ em Việt Nam thiếu hụt 5 loại vi chất quan trọng A, B1, C, D và sắt. Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, hậu quả của thiếu hụt dinh dưỡng là đặc biệt nghiêm trọng, không thể phục hồi và ảnh hưởng lâu dài tới tương lai trẻ. Do đó, người mẹ trong giai đoạn cho con bú cần bổ sung các thực phẩm giàu DHA, Can-xi, Sắt, Đạm, Vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu như trứng, sữa, thịt nạc, rau xanh, hoa quả để giúp bé phát triển hệ xương, và cơ. Và khi chuyển sang chế độ ăn dặm cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất: đường bột, đạm, mỡ và rau quả với chế độ ăn đa dạng, hợp lý.

 

Trẻ cần chế độ dinh dưỡng phù hợp để phát triển tối đa ở từng cột mốc phát triển

Trẻ cần chế độ dinh dưỡng phù hợp để phát triển tối đa ở từng cột mốc phát triển

 

BS Nguyễn Thị Hoa, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.  HCM cho biết: “Các cột mốc phát triển phụ thuộc nhiều yếu tố như môi trường, phong tục tập quán, dạy dỗ, tiếp xúc... trong đó dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng. Chế độ dinh dưỡng cần phù hợp với từng cột mốc phát triển của trẻ để hỗ trợ sự thay đổi ở mô, chức năng và sự phát triển. Nếu trẻ suy dinh dưỡng, thiếu chất, tế bào não cũng không thể tiếp nhận được thông tin để tò mò, khám phá hoặc sáng tạo. Dinh dưỡng đầy đủ, trẻ mới vui vẻ về mặt tinh thần, tăng trưởng về thể chất, vận động như đi lại, chạy nhảy…”

 

Hiểu đúng và đầy đủ về cột mốc phát triển của trẻ sẽ giúp cha mẹ nhận biết những dấu hiệu thiếu chất dinh dưỡng, cũng như các trường hợp bệnh lý khác để can thiệp và điều trị kịp thời.

 

Thông tin thêm:

 
Trẻ cần chế độ dinh dưỡng phù hợp để phát triển tối đa ở từng cột mốc phát triển

Được nghiên cứu phát triển dựa trên kết quả khảo sát SEANUTS và nhu cầu dinh dưỡng 1.000 ngày của trẻ, dòng sản phẩm Dutch Lady mới là giải pháp dinh dưỡng cho từng cột mốc phát triển từ giai đoạn mang thai đến giai đoạn 2-6 tuổi. Dòng sản phẩm này bao gồm: Dutch Lady Mama, Dutch Lady Khám Phá (2-  4 tuổi), và Dutch Lady Sáng Tạo (4 - 6 tuổi).