Cơ thể với Stress

(Dân trí) - Bạn dễ dàng nổi cơn thịnh nộ với bất kỳ ai chỉ vì một lý do đơn giản? Bạn hay ưu tư, căng thẳng, phiền muộn về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, công việc, trong mối quan hệ xã hội hằng ngày?… Nếu câu trả lời là có thì hẳn là bạn đang bị stress.

Ảnh hưởng đến não

 

Khi bị stress “tấn công”, chúng ta dễ bị chứng mất ngủ. Đây cũng là nguyên nhân khiến não hoạt động kém hiệu quả, không được minh mẫn, tinh thần ủ rũ. Theo các nhà nghiên cứu khoa học tại Úc, chỉ cần không chợp mắt suốt 20 giờ liên tiếp thì tầm kiểm soát của não sẽ thuyên giảm, tổn thương nghiêm trọng.

 

Hướng khắc phục: Cần nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn đầy đủ kết hợp với hấp thu nhiều chất magiê, sắt, vitamin B từ thực phẩm.

 

Ảnh hưởng tim mạch

 

Khi bị stres kéo dài, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, là yếu tố góp phần xuất hiện bệnh tim mạch, cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Nếu sử dụng nhiều đường và mỡ động vật thì nguy cơ mắt bệnh là khó tránh khỏi.

 

Hướng khắc phục: Thường xuyên tập thể dục, điều hòa hơi thở, thể lực mỗi ngày để giúp tim khỏe và giải phóng mọi áp lực cho tinh thần.

 

Ảnh hưởng đến phổi

 

Ngoài cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về hô hấp thì sẽ trở nên tồi tệ hơn.

 

Khắc phục: Dưỡng sinh, yoga và thiền là 3 môn thể dục giúp điều hòa hơi thở tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 

Ảnh hưởng đến thị giác

 

Khi mất ngủ vì stress, cơ thể chúng ta sẽ uể oải, thần sắc kém tươi tỉnh, mắt mệt mỏi, thâm quầng và kéo theo thị lực suy giảm, đồng thời phát sinh nhiều căn bệnh khác về mắt.

 

Hướng khắc phục: Thư giãn tinh thần, tạo thói quen ngủ hợp lý, đúng giấc. Nên hấp thu nhiều tỏi và vitamin B các loại nhằm giúp hệ miễn dịch khỏe hơn.

 

Ảnh hưởng đến da

 

Theo các nhà khoa học tại trường ĐH Freedom ở Berlin, một trong những ác hại chính của stress đối với da là kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da kém mịn màng, dễ nổi mụn…

 

Hướng khắc phục: Tăng cường hấp thu các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản (nghêu, sò, hến…), thịt đỏ các loại (bò, heo…) và ngũ cốc nguyên chất nhằm ổn định quá trình tiết chất nhờn của cơ thể một cách hợp lý.

 

Hoàn toàn tránh được stress nếu:

 

1. Luôn rèn luyện để có một tinh thần lạc quan

 

2. Biết đơn giản hóa mọi vấn đề

 

3. Dành thời gian chăm sóc tâm hồn, nghe nhạc, đọc sách, xem phim…

 

4. Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý

 

5. Thường xuyên tập thể dục, Yoga hay thiền để có được cơ thể khỏe mạnh

 

6. Hạn chế dùng cafein và các chất kích thích khác

 

7.Cải thiện dinh dưỡng cho bữa ăn và ăn uống đúng giờ

Ảnh hưởng đến lưng và cổ:

 

Ngoài tác hại làm hơi thở gấp gáp, không sâu, hormone adrenaline còn khiến các cơ bắt dễ căng cứng, mệt mỏi, đau nhức. Các nhà khoa học cho rằng stress không những làm chúng ta lường vận động mà còn gây đau nhức cơ thường xuyên.

 

Hướng khắc phục: Kết hợp massage nhẹ với việc hấp thu nhiều dưỡng chất có magiê. Cố gắng giữ tư thế ngồi và nằm hợp lý.

 

Ảnh hưởng đến dạ dày

 

Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.

 

Hướng khắc phục: Ăn uống hợp lý, hạn chế những món ăn “nặng” như thịt và mỡ động vật. Nên ăn các món dễ tiêu hóa như súp, rau và hoa quả xanh các loại…

 

Ảnh hưởng đến răng miệng

 

Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, họat động của hệ thần miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi… sẽ rất cao.

 

Hướng khắc phục: Tăng cường hấp thu magiê, vitamin B, C nhằm cải thiện chức năng của hệ miễn dịch. Cũng có thể kết hợp điều trị mụn nhiệt bằng các hòa đều và thoa hỗn hợp tinh dầu cây đinh hương với tinh dầu mè.

 

Ảnh hưởng đến đầu

 

Stress khiến đầu óc dễ choáng váng, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương khi stress hành hạ.

 

Hướng khắc phục: Kết hợp hấp thu nhiều magiê với việc dùng các loại thảo dược được chế biến từ cây nữ lang và hoa lạc tiên nhằm thư giãn và giảm thiểu mọi áp lực cho cơ bắp.

 

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

 

Đây chính là tác hại dai dẳng nhất của stress, có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có cách chế ngự, chúng ta dễ bị mất khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán, dễ mất niềm tin vào cuộc sống.

 

Hướng khắc phục: Duy trì cuộc sống theo hướng tích cực, tận dụng tối đa những giờ phút thư giãn nếu có. Hãy sống vui tươi, lành mạnh và cởi mở với mọi người xung quanh.

 

Magiê quan trọng như thế nào?

 

Trong hướng khắc phục, đa số lời khuyên của các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn sức khỏe là cần cung cấp cho cơ thể chất chứa nhiều magiê. Bởi Magiê là một chất khoáng giữ vai trò trong các chức năng phản ứng enzym như xúc tác, cấu trúc, điều hòa trong cơ thể. Nó cần thiết cho sự chuyển hóa của canxi, vitamin C, phốt pho, natri, kali và các vitamin nhóm B đồng thời là ion hóa quan trọng cấu tạo nên tế bào. Hơn 60% lượng magiê trong cơ thể tham gia vào việc chuyển hóa canxi, góp phần giữ cho xương, răng chắc khỏe.

 

Hàng ngày chúng ta cần một lượng lớn magiê để biến đổi đường trong máu thành năng lượng, đốt cháy các chất béo. Magiê giúp tim họat động ổn định, phòng chống loạn nhiẹp tim. Nó giữ cân bằng hệ thần kinh nên có tác dụng an thần tự nhiên. Ngoài ra, magiê còn là chất duy trì sự hưng phấn của thần kinh cơ bắp, giúp cơ thể chống lại sự suy nhược, mệt mỏi.

 

Magiê có trong các thức ăn từ thực vật như rau xanh có chứa nhiều chất diệp lục. Trong luác mì, đậu các loại, thịt hải sản… là nguồn cung cấp magiê phong phú, rất tốt. Các sản phẩm từ sữa bò, sôcôla cũng có hàm lượng magiê vừa phải. Thực phẩm công nghiệp thường rất nghèo magiê.

 

Phương Anh

Trí tri – Chuyên san của Dân trí