Có thai nhưng chẩn đoán mãn kinh

(Dân trí) - Ở tuổi 45, Alice Eve Cohen (Anh), đã sinh hạ bé Eliana sau 15 năm bị các bác sĩ chẩn đoán là vô sinh và khuyên không nên điều trị vô sinh. Và những lý do này cũng khiến cho quá trình mang thai của Alice vượt mọi sự tưởng tượng...

Dưới đây là chia sẻ của Alice về quãng thời gian "không tưởng" trước khi chính thức biết mình có thai:
 
"Ở tuổi 30 tuổi, bác sĩ nói rằng tôi bị vô sinh. Tử cung của tôi bị dị dạng do mẹ tôi đã dùng oestrogen nhân tạo để chống sẩy thai khi mang thai tôi (hội chứng DES).
 
2 vợ chồng tôi đã tới gặp chuyên gia sản khoa hàng đầu, ông ấy nói rằng lượng oestrogen trong cơ thể tôi thấp đến mức tôi chỉ có thể mang thai nếu bổ sung oestrogen, phương pháp thường chỉ áp dụng cho phụ nữ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên tôi không nên áp dụng phương pháp này.

 

Do bị hội chứng DES, tử cung của tôi thường bị giãn quá sớm trong quá trình mang thai, kết quả là gây sinh non. Cùng với đó là 1 tử cung nhỏ, dị dạng vì thế không có cách nào để thai có thể vượt qua 6 tháng.

 

Sau khi ly hôn rồi tái hôn ở tuổi 43 (người chồng thứ 2 kém cô tới 9 tuổi), vào một ngày đầu tháng Tư năm 1999, tôi thức dậy bởi cảm giác nôn nao, khó chịu. Không chỉ thế, mất ngủ, tức ngực, mệt mỏi, luôn có nhu cầu đi tiểu... dần xuất hiện. Bác sĩ phụ khoa nói rằng đó là biểu hiện của giai đoạn mãn kinh và khuyên tôi nên đến gặp chuyên gia về dạ dày - ruột.

 

Có thai nhưng chẩn đoán mãn kinh - 1

"Món quà trời cho" khi bà Alice đã nghĩ mình không còn hy vọng

Vị bác sĩ này chẩn đoán tôi bị thiếu máu và trào ngược dạ dày nên đã kê thuốc và 1 chế độ ăn ít chất axit. Tôi cũng hỏi bác sĩ là có nên tránh dùng rượu hay không và được trả lời là có thể uống vang đỏ.

 

Nhưng sang tháng 5, tôi cảm thấy mình đang phát ốm, lúc nào cũng lo lắng và già nua. Đến tháng 7, xuất hiện thêm tình trạng ợ nóng, tôi cảm thấy mình ốm yếu quá mức.

 

Một bác sĩ khác đã chỉ định chụp X-quang hông và khám vú nhưng kết quả chẳng nói lên điều gì. Bà ấy lại đề nghị tôi đi kiểm tra nồng độ oestrogen tại phòng khám phụ khoa. Tại đây, bác sĩ phụ khoa vẫn một mực khẳng định tôi đang trong giai đoạn mãn kinh. Bà ấy khuyên tôi nên tập luyện, ăn kiêng, uống thuốc hormone và tới gặp bà ý sau 1 năm nữa.

 

Cho đến khi nhận thấy bụng mình to lên, tôi nghi ngờ mình mang thai. Tôi đã mua que thử thai nhưng kết quả là zezo. Vậy là vào đầu tháng 9, tôi tới gặp 1 bác sĩ khác. Bà bác sĩ này nghi tôi có 1 khối u ở bàng quang hay buồng trứng và chỉ định tôi đi chụp CT. Và tại đây, tôi mới biết mình đang mang 1 em bé trong bụng. Tôi không thể tin cho tới khi họ đưa tôi đi siêu âm, chỉ cho tôi thấy thai nhi đã 6 tháng tuổi đang ở trong bụng tôi.

 

Tuy nhiên, do đã từng uống rất nhiều rượu, dùng nhiều loại thuốc, làm đủ các xét nghiệm chiếu chụp nên tôi phải làm xét nghiệm chọc ối. Kết quả là em bé trong bụng tôi là nữ giới (mang 2 nhiễm sắc thể XX) nhưng lại mang hình hài của 1 nam giới.

 

Tôi đã phải tìm tới bác sĩ chuyên thực hiện thủ thuật phá thai và họ nói rằng, tại Mỹ, thủ thuật ép sinh chỉ được thực hiện khi thai từ 28 tuần tuổi và chỉ được tiến hành trong vòng 1 tuần, nếu tính mạng người mẹ bị đe dọa. Chồng tôi đã động viên tôi giữ lại đứa trẻ và rằng anh ấy không quan tâm ngay cả khi đứa trẻ có 3 đầu. Anh ấy dọa nếu tôi quyết định phá thai, tôi sẽ không gặp anh ấy khi trở về.

 

Có thai nhưng chẩn đoán mãn kinh - 2

Bức ảnh mới nhất về 2 mẹ con Alice (bé Eliana lúc này đã 9 tuổi)

Giữa tháng 12, tôi đã sinh hạ bé gái Eliana sau 47 giờ chuyển dạ khủng khiếp. Đứa trẻ không khóc nhưng bác sĩ nói rằng bộ phận sinh dục ngoài của bé bình thường. Mặt mũi, tóc tai bé cũng không có gì khác lạ, chỉ duy có chân phải nhỏ hơn chân trái. Tôi đã bật khóc nức nở.

 

Một chuyên gia nhi đã tới khám toàn diện cho bé. Kết quả là không chỉ chân mà cả cơ thể của con tôi không đối xứng.

 

Bàn tay phải cũng nhỏ hơn tay trái. Tay phải ngắn hơn. Mông phải nhỏ hơn. Cằm và quai hàm bị lẹm. Ngoài ra, Julia còn có nguy cơ bị vẹo cột sống, cột sống sẽ cong vòng về bên phải, giống như 1 chữ C. Con bé cũng được các bác sĩ chẩn đoán là mắc hội chứng rối loạn tăng trưởng hiếm gặp (Russell-Silver). Tôi đã không thể kiềm chế, bật khóc ầm ĩ.

 

Giờ Eliana đã 7 tuổi nhưng vẫn mang giày size dành cho các bé tuổi chập chững. Bàn chân phải nhỏ hơn chân trái và chân phải không bao giờ chạm đất. Nhưng cháu sẽ được phẫu thuật kéo dài chân sau 1 năm nữa. Hiện con bé vẫn phải tiêm hormone tăng trưởng mỗi đêm.

 

Và tôi yêu con gái mình hơn bao giờ hết".
 
Nhân Hà
Theo Dailymail