1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Có nên sống chung với bệnh hậu môn?

Hiện số người mắc bệnh về đường hậu môn vẫn không ngừng tăng lên. Ngoài một số lý do chính như bị viêm loét, nhiễm trùng thì thói quen ăn đồ nóng và ngồi nhiều cũng là một dạng “chất xúc tác” làm bệnh này lan nhanh.

Hầu hết những người mắc bệnh về hậu môn đều ngại đi khám, đặc biệt là nữ giới. Thay vì đến bệnh viện họ thường chọn cách mua thuốc hoặc trị bằng thuốc nam nhưng cách làm này không thể điều trị dứt điểm các bệnh hậu môn. Những mầm bệnh sâu vẫn còn bám lại, lâu dần tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thua kém những căn bệnh mãn tính khác.

Những biến chứng khôn lường của bệnh áp xe và rò hậu môn

Bên trong thành hậu môn của chúng ta có rất nhiều tuyến hậu môn. Khi có vi khuẩn xấu xâm nhập, một trong những tuyến hậu môn đó sẽ bị sưng tấy, làm mũ rồi tạo thành Áp Xe. Thực tế nó chỉ giống như một đốt viêm mủ bình thường và đa số người ngoài chuyên môn đều xem nó không mấy nghiêm trọng. Thật ra, Áp Xe ở giai đoạn này rất dễ điều trị, thậm chí người bệnh không cảm thấy đau và có thể khỏi hoàn toàn.

Nhưng khi thời gian qua lâu các đốt áp xe bắt đầu vỡ ra, chảy mũ rồi để lại một cái lỗ trong tuyến hậu môn của người bệnh, gọi là Rò. Từ tuyến hậu môn kết phát, Rò sẽ từ từ ăn sâu qua các tuyến hậu môn lân cận đi ra lớp da bên ngoài. Nó không quên mang theo “hành lý” là chất dịch hậu môn, máu mủ và phân của người bệnh đi ra làm họ đau đớn và khó chịu. Công tác điều trị trong giai đoạn này có phần phức tạp hơn và dĩ nhiên sẽ mất nhiều chi phí hơn.

Nếu người bệnh không điều trị dứt điểm mà chọn cách uống thuốc hoặc dùng thuốc nam, vết Rò có thể liền da lại một thời gian nhưng sau đó lại tái phát nặng hơn. Vì đường Rò bên trong vẫn đang phát triển giống như một cái cây cắm rễ, từ rễ chính lan ra vô số rễ con. Bệnh Rò Hậu Môn cũng vậy, từ một lỗ Rò lan ra nhiều lỗ Rò khắp vùng mông. Và đến giai đoạn này, người bệnh không thể làm phẫu thuật, mà chỉ có thể chuyển ống dẫn phân qua vùng hông để những lỗ Rò không còn chảy phân và dịch hậu môn ra nữa.

Một ca phẫu thuật rò hậu môn tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Một ca phẫu thuật rò hậu môn tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh trĩ - Đừng để quá muộn!

Chứng bệnh hậu môn thường gặp khác là bệnh trĩ. Khi người ta ăn ít chất xơ, ngồi lâu, khiêng vác nặng, táo bón... một trong các mạch máu ở vùng hậu môn sẽ sưng lên, gọi là Trĩ cấp độ 1. Lúc này người bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng chưa thấy Trĩ xuất hiện, chỉ khi đi khám thì bác sĩ mới soi thấy được. Ở giai đoạn này người bệnh có thể có thể điều trị khỏi bằng thuốc.

Đến cấp độ 2, Trĩ bắt đầu tụt ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện, vùng hậu môn đau rát và chảy máu nhiều hơn nhưng sau đó có thể tự rút lên được. Ở giai đoạn này Trĩ vẫn còn dễ điều trị, bác sĩ có thể cho uống thuốc hoặc thắt trĩ nội soi.

Bệnh Rò
Hậu Môn từ từ lan sang các tuyến hậu môn lân cận, tạo thành 3 lỗ Rò.
Bệnh Rò Hậu Môn từ từ lan sang các tuyến hậu môn lân cận, tạo thành 3 lỗ Rò.

Nếu người bệnh vẫn không điều trị, Trĩ sẽ trở nặng thành cấp độ 3 hoặc cấp độ 4. Khi đó, Trĩ không tự động rút lên được mà chòi hẳn ra ngoài làm người bệnh chảy máu thường xuyên, gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu đột ngột. Lúc này người bệnh cần phẫu thuật cắt trĩ từng búi với chi phí cao hơn, mất nhiều thời gian và đau đớn hơn so với khi điều trị ở cấp độ 1 và 2.

Thông Tin hữu ích cho bạn đọc

Nhằm tạo cơ hội cho những người mắc bệnh hậu môn được điều trị và chăm sóc y tế đúng cách, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ tổ chức hội thảo khám chữa bệnh miễn phí lần 2 với tên gọi “Bệnh Hậu Môn – Không khó điều trị”.

Thời gian: 8.00 giờ, ngày 10/2/2015

Địa điểm: Tầng 5, BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ưu đãi:

- Miễn phí tư vấn - khám bệnh

- Giảm 30% dịch vụ nội soi trực tràng

- Giảm 50% dịch vụ nội soi đại tràng.

Liên hệ đăng ký:

60-60A PhanXích Long, quậnPhúNhuận, TP HCM

Tư vấn bệnh và đặt lịch khám riêng: 0918 732 684 (Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thao)

Đăng ký dự hộit hảo: 016789 6666 3 (Ms Mai Linh)

Email: contacus@hoanmy.com

Hoàng Hà