1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chuyên gia hướng dẫn xử lý khi gặp biểu hiện Covid-19 - dị ứng - cảm cúm

Trường Thịnh

(Dân trí) - Các triệu chứng dễ nhầm lẫn của Covid-19 - dị ứng - cảm cúm thường khiến cộng đồng lo lắng khi đối mặt. PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân khuyến cáo cộng đồng bình tĩnh ứng phó để bảo vệ sức khỏe.

Chuyên gia hướng dẫn xử lý khi gặp biểu hiện Covid-19 - dị ứng - cảm cúm - 1

Bình tĩnh phân biệt biểu hiện bệnh để ứng phó

Dịch Covid-19 với những ca bệnh liên tiếp xuất hiện ngoài cộng đồng tại khu vực các tỉnh phía Nam thời gian gần đây đang gây tâm lý lo lắng cho người dân. Bên cạnh đó, những diễn biến bất thường của thời tiết khi nhiệt độ giảm sâu trong mùa đông khiến cơ thể dễ bị dị ứng, nhiễm lạnh, cảm cúm.

Chuyên gia hướng dẫn xử lý khi gặp biểu hiện Covid-19 - dị ứng - cảm cúm - 2

Để ứng phó với các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, tại buổi giao lưu trực tuyến: "Covid-19 - dị ứng - cảm cúm triệu chứng tương tự làm sao phân biệt" do báo Điện tử Dân trí tổ chức PGS.TS.BS Lâm Huyền Trân, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chia sẻ: "Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, những lo lắng của cộng đồng là hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, cần phân biệt các biểu hiện khi nào nhiễm Covid-19, khi nào nhiễm cảm cúm thông thường, khi nào bị dị ứng để tránh tâm lý lo lắng cho người bệnh và những người xung quanh".

Các biểu hiện của dị ứng chủ yếu chỉ hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi… đó là viêm mũi dị ứng. Nếu là bệnh lý cảm cúm, ngoài triệu chứng ở mũi bệnh nhân có thể có ho, sốt, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, uể oải… Nếu bệnh nhân nhiễm Covid-19 khi ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể bị sốt hoặc ho nhưng không có triệu chứng khó thở. Covid-19 là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, tác nhân gây bệnh cũng do siêu vi nhưng tác động tới đường hô hấp dưới là phổi. Điều lo ngại nhất là triệu chứng hô hấp của người bệnh trên những ca bệnh nặng gây viêm phổi, tổn thương phổi.

Nhiều bạn đọc gửi câu hỏi đến chương trình giao lưu trực tuyến bày tỏ lo lắng, có nên xét nghiệm Covid-19 khi bị ho, đau họng, sốt… PGS Lâm Huyền Trân chia sẻ: "Nếu xuất hiện tình trạng trên nhưng không khó thở hoặc không tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19 thì không cần thiết phải xét nghiệm. Trong trường hợp nghi ngờ có tiếp xúc hoặc đi vào vùng dịch tễ đã được công bố, cơ thể có những biểu hiện sốt, ho, khó thở bệnh nhân đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và thực hiện xét nghiệm nếu thấy cần thiết".

Phân tích của PGS Lâm Huyền Trân chỉ ra: SARS-CoV-2 thực ra cũng chỉ là một loại virus đường hô hấp. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng của loại virus này khiến người bệnh bị viêm phổi, suy hô hấp nên cách tốt nhất là phòng bệnh. Cũng như những bệnh lý hô hấp khác SARS-CoV-2 lây qua các giọt bắn khi người bệnh hắt hơi, sổ mũi. Giọt bắn chứa virus lây sang những người tiếp xúc. Mang khẩu trang, giữ khoảng cách là giải pháp bảo vệ đơn giản nhất cho bản thân và cộng đồng.

Dị ứng có thể xử lý đơn giản bằng thuốc

Ngoài những bệnh lý hô hấp, thời tiết vào mùa đông và các tác nhân khác từ phân hoa, lông thú, ô nhiễm môi trường, thực phẩm… khiến nhiều người bị dị ứng càng tăng thêm nỗi lo lắng cho cộng đồng. PGS Lâm Huyền Trân, chia sẻ băn khoăn của nhiều bạn đọc Báo Dân trí, bà cho biết: "Đây là phản ứng của cơ thể với sự xâm nhập của vật lạ từ bên ngoài vào hay còn gọi là dị ứng nguyên gồm khói bụi, siêu vi, vi khuẩn, nấm, lông chó mèo, phấn hoa, thức ăn (cá, tôm, bò, gà…). Phản ứng không phải ai cũng giống ai mà tùy cơ địa từng người bởi có người bị, có người không bị.

Bệnh lý dị ứng có thể xuất hiện ở mũi, da (chàm), dị ứng đường tiêu hóa do thức ăn, dị ứng đường hô hấp ở bệnh nhân hen suyễn. Trong đó, viêm mũi dị ứng là tình trạng thường gặp nhất với các triệu chứng ngứa mũi, nghẹt mũi. Nhiều trường hợp bị viêm mũi dị ứng khiến bệnh nhân nghẹt mũi, mất ngủ về đêm, ảnh hưởng đến học tập, công việc của ngày hôm sau do thiếu ngủ dẫn tới mất tỉnh táo. Nhóm học sinh hay những người vận hành máy móc, lái xe… chịu tác động nặng nề nhất.

Bên cạnh hàng trăm yếu tố dị ứng nguyên từ môi trường thì dị ứng có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, dị ứng không phải bệnh nan y, khi bị dị ứng người bệnh cần xác định tác nhân gây bệnh và tránh yếu tố tác nhân đó, chẳng hạn người bị dị ứng phấn hoa thì không nên tiếp xúc, người dị ứng với lông cho mèo thì không nên nuôi chó mèo…

Chuyên gia hướng dẫn xử lý khi gặp biểu hiện Covid-19 - dị ứng - cảm cúm - 3

PGS Lâm Huyền Trân cho biết, việc điều trị tận gốc dị ứng gần như không thể thực hiện được. Tuy nhiên, người bệnh gặp phải tình trạng dị ứng thì có thể dễ dàng xử lý bằng việc sử dụng thuốc. Thuốc kháng histamin H1 là loại thuốc không cần kê toa của bác sĩ, được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị các bệnh lý dị ứng nói chung và trong điều trị viêm mũi dị ứng nói riêng do có tác dụng tốt trong làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và chảy nước mũi.

Bên cạnh các loại thuốc kháng histamin thế hệ cũ như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin... có tác dụng phụ gây buồn ngủ do vậy bất tiện cho bệnh nhân phải tập trung học tập, làm việc, vận hành máy móc, lái tàu xe... Do đó, các thuốc thế hệ mới hơn như loratadine (Clarityne), acrivastin, fexofenadin... thường được sử dụng hơn do không ảnh hưởng trên thần kinh trung ương, ít gây buồn ngủ. Tuy nhiên, PGS Huyền Trân cũng lưu ý, sau khi sử dụng thuốc nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có biểu hiện nặng thêm người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm.

Clarityne® (Xuất xứ: Đức) có chứa loratadine do Bayer HealthCare Pharmaceuticals sản xuất là một lựa chọn tiêu biểu, giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả, đặc biệt viêm mũi dị ứng (hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, và chảy nước mũi), mề đay và các bệnh do da dị ứng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Lưu ý: Chỉ dùng 1 viên 1 ngày, thuốc có tác dụng lên đến 24h và không gây buồn ngủ.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm