“Chung tay cùng tiêm chủng để bảo vệ cộng đồng”
(Dân trí) - Sáng 14/5, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Tiêm chủng thế giới 2016” với chủ đề “Chung tay cùng Tiêm chủng bảo vệ cộng đồng”.
GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trong 31 năm triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, hàng trăm triệu liều vắc xin đã được tiêm miễn phí cho trẻ em và phụ nữ để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, giảm chi phí chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam tiếp tục bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt và loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh; tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, sởi…. đã giảm hàng trăm lần.
Năm 2015 cũng là năm thứ 10 Việt Nam loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh trên phạm vi cả nước từ 1993 đến nay, số ca mắc uốn ván sơ sinh đã giảm từ 334 ca và 225 ca tử vong vào năm 1991 xuống 47 ca mắc và 17 ca tử vong trong năm 2015.
Nhờ triển khai tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ liên tụcThông qua việc tổ chức thành công Chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho 20 triệu trẻ trong thời gian qua và đưa vắc xin phòng sởi - rubella vào tiêm chủng thường xuyên, Việt Nam đang nỗ lực tiến tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi. Tỷ lệ mắc sởi năm 2015 đã giảm gần 70 lần so với năm 2014.
Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 97,2%, tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh đạt 69,8%, tăng cao so với các năm gần đây. Tuy nhiên, hàng năm vẫn còn từ 3% đến 5% số trẻ em dưới 1 tuổi ở nước ta chưa được tiêm chủng đầy đủ, khoảng 10% trẻ 18 tháng chưa được tiêm nhắc các mũi vắc xin sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Còn từ 5% đến 10% số huyện, chủ yếu là tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng theo kế hoạch.
Tại buổi lễ, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế Mặc dù đạt được những thành quả trên, nhưng hàng năm vẫn còn từ 3 5% số trẻ em dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ, khoảng 10% trẻ 18 tháng chưa được tiêm nhắc các mũi vắc xin sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Còn 5-10% số huyện, chủ yếu là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng theo kế hoạch.
Công tác tiêm chủng vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, tâm lý e ngại sau một số thông tin về phản ứng nặng sau tiêm chủng đã làm giảm tỷ lệ tiêm chủng của một số trẻ em trong độ tuổi phải đi tiêm hoặc một số thành phố lớn có xu hướng chờ đợi vắc xin dịch vụ, khiến cho nhiều trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và xảy dịch trên quy mô nhỏ. Việc tiếp cận với tiêm chủng của trẻ em tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, miền núi, hải đảo còn gặp nhiều khó khăn.
Vì thế, Thứ trưởng yêu cầu Dự án Tiêm chủng mở rộng tích cực nghiên cứu chiến lược sử dụng vắc xin để tăng cường tiếp cận tới vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và các tỉnh, thành phố có di biến động dân cư lớn. Các bệnh viện cần tham gia tích cực hơn nữa trong công tác triển khai vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu. Mỗi cán bộ tiêm chủng cần nâng cao trách nhiệm, vững tay nghề, tránh sai sót xảy ra, dù là nhỏ nhất.
TS Sergey Diorditsa – chuyên gia tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương khẳng định, Tuần lễ tiêm chủng là sự kiện quan trọng trên toàn thế giới, truyền đi thông điệp bảo vệ cộng đồng thông qua tiêm chủng. Tiêm chủng vắc xin là một trong những can thiệp y tế thành công và hiệu quả nhất, góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ để hình thành một thế hệ phát triển đầy đủ về thể chất. Hàng năm có khoảng 115 triệu trẻ em sinh ra trên thế giới được tiêm chủng và uớc tính Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn cầu phòng được 2-3 triệu ca tử vong mỗi năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ em trên thế giới chưa được tiêm chủng, đây là lúc cần thu hẹp khoảng cách giữa các quốc gia về tỷ lệ tiêm vắc xin phòng bệnh. Mỗi năm ước tính có khoảng 18,7 triệu trẻ sơ sinh trên toàn thế giới không được tiếp cận với vắc xin dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Hồng Hải