Chúng ta tự tôn nhất ở độ tuổi nào?

(Dân trí) - Mỗi thế hệ dường như đều có trong tay một trận chiến để khẳng định sự tồn tại - cho dù đó là cơn thịnh nộ của tuổi thiếu niên, cơn “khủng hoảng một phần tư cuộc đời”, nỗi hoảng sợ ngày sinh lần thứ 30, cuộc khủng hoảng tuổi trung niên hay “dịch bệnh cô đơn” vốn hay đi kèm với tuổi già. Thật khó để chỉ ra thời điểm mà lòng tự tôn của chúng ta bị giảm sút.

Mỗi thế hệ dường như đều có trong tay một trận chiến để khẳng định sự tồn tại - cho dù đó là cơn thịnh nộ của tuổi thiếu niên, cơn “khủng hoảng một phần tư cuộc đời”, nỗi hoảng sợ ngày sinh lần thứ 30, cuộc khủng hoảng tuổi trung niên hay “dịch bệnh cô đơn” vốn hay đi kèm với tuổi già.

Phân tích tổng hợp này là nghiên cứu đầu tiên chứng minh rằng mặc dù lòng tự tôn là một cuộc chiến mang tính cá nhân cao, nhưng nó có vẻ tuân theo một mô hình chung trong tất cả mọi người - một lý thuyết đã thu hút được nhiều sự chú ý trong vài thập kỷ qua.

Lòng tự tôn không phải là một đặc tính bất biến của cá nhân.
Lòng tự tôn không phải là một đặc tính bất biến của cá nhân.

Nó biến động đáng kể ở tất cả mọi người, thay đổi hoặc ổn định bởi tất cả mọi thứ, từ các tương tác và mối quan hệ đến thành tựu và tổn thất, tăng cân, giảm cân, các vấn đề y tế - và v.v...

Cho đến những năm 1980, các nhà tâm lý học thường đồng ý rằng người trưởng thành thường không trải qua bất kỳ thay đổi đáng kể nào về lòng tự tôn.

Tuy nhiên, trong 40 năm qua, ý kiến này đã bị nghi ngờ.

Quan điểm được chấp nhận rộng rãi cho rằng, theo thời gian, cảm giác kiểm soát của chúng ta - cả về thể chất và tình cảm - được tăng cường theo thời gian, đạt đỉnh điểm ở khoảng 60 tuổi, sau đó bị suy yếu dần.

Các nhà tâm lý học nghiên cứu 5 nét tính cách chủ yếu đã tìm thấy điều tương tự: sự sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại, tận tâm, dễ thỏa hiệp mạnh lên theo thời gian, sau đó yếu đi, trong khi tâm lý bất ổn lại diễn biến theo chiều ngược lại.

Trong khi những điều này có vẻ liên quan rõ ràng đến sự tự tôn, nhưng những nghiên cứu để xác nhận vấn đề này còn rất thưa thớt.

Cụ thể: các nghiên cứu bắt đầu cho thấy một mô hình vòng cung về sự tự tôn, nhưng chưa nghiên cứu các quần thể đủ rộng để xác định một “đỉnh” chung.

Để vẽ ra mô hình của sự tự tôn, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ gần 200 bài nghiên cứu được xuất bản trước đó, bao gồm 165.000 người trong độ tuổi từ 4 đến 94.

Họ nhận thấy rằng trong khi chúng ta có thể cảm thấy những khoảnh khắc khủng hoảng trong tất cả các năm trước tuổi 60, nhưng sự tự tôn hiếm khi bị chìm dưới đáy khủng hoảng; nó thường vẫn luôn được tăng cường, cho dù có những năm nó chỉ ổn định hoặc tăng không nhiều.

Từ 4 đến 11 tuổi, có sự gia tăng đáng kể và ổn định.

Ở độ tuổi 20, chúng ta thấy sự tự tôn tăng rõ nét hơn bất kỳ giai đoạn nào khác trong đời khi chúng ta đạt được sự độc lập - một xu hướng bị gián đoạn đột ngột ở độ tuổi 30.

Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để đưa chúng ta đến đỉnh cao: phải mất thêm ba thập kỷ tiến bộ chậm chạp để bản ngã của chúng ta dần dần thư giãn, và cảm giác về giá trị bản thân tích tụ sức mạnh cho đến khi đạt đến đỉnh cao ở tuổi 60.

Ở tuổi 60, hầu hết mọi người đều thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết, và vẫn như vậy cho tới tuổi 70, lúc đó sự tự tôn của chúng ta bắt đầu sút giảm nhẹ. Ở tuổi 90, sự tự tôn của chúng ta bị giảm sâu nhất.

“Đối với nhiều người lớn, tuổi trung niên là giai đoạn rất ổn định của cuộc đời, trong các lĩnh vực như mối quan hệ và công việc,' giáo sư tâm lý Ulrich Orth, người đồng tác giả của nghiên cứu, nói với TIME.

Hơn nữa, ở tuổi trung niên, hầu hết các cá nhân đầu tư nhiều hơn vào các vai trò xã hội mà họ nắm giữ, điều này có thể thúc đẩy sự tự tôn của họ.

“Ví dụ, mọi người đảm nhận vai trò quản lý tại nơi làm việc, duy trì mối quan hệ đáng hài lòng với vợ/chồng, và giúp con cái trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm và độc lập”.

Cẩm Tú

Theo DM