Chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung để bảo vệ sức khỏe
(Dân trí) - Ung thư cổ tử cung đứng thứ 3 trong nhóm ung thư gây tử vong cao nhất ở phụ nữ, sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung là chìa khóa để điều trị kịp thời, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Ra máu bất thường sau quan hệ, bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Chị P.T.H.T (31 tuổi, Hà Nội) bị chảy máu sau quan hệ, máu đỏ tươi với số lượng ít, một ngày sau đó thì ngừng. Chị cho biết, tình trạng này đã kéo dài 3 tháng, nghĩ là viêm nhiễm phụ khoa thông thường nên chị chủ quan không đi khám.
Khoảng 5 ngày gần đây, bệnh nhân quan hệ ra máu số lượng nhiều hơn, máu tươi có lẫn máu cục. Cảm thấy bất an về sức khỏe, chị tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám.
Kết quả soi cổ tử cung phát hiện vết loét môi sau cổ tử cung với kích thước 1x1cm, sung huyết chảy máu. Đặc biệt, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho kết quả dương tính với virus HPV type 16.
Phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ chỉ định sinh thiết và chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vảy xâm nhập cổ tử cung giai đoạn IB1.
Đây là lời cảnh tỉnh đối với các chị em phụ nữ nên cẩn trọng trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đó có thể là "tín hiệu kêu cứu" trước mối đe dọa mang tên ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cổ tử cung - chìa khóa bảo vệ sức khỏe phụ nữ
Theo WHO, hơn 58% tổng số ca ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trên thế giới là phụ nữ châu Á. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 4.132 ca mắc mới, riêng năm 2020 đã có 2.223 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung.
Đáng lo ngại hơn, tỷ lệ ung thư cổ tử cung ngày càng trẻ hóa, các triệu chứng ở giai đoạn đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa. Chỉ đến khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân mới đi khám và phát hiện mắc ung thư cổ tử cung. Lúc này, bệnh đã trở nặng và ảnh hưởng đến cấu trúc mô xung quanh, gây khó khăn trong việc điều trị cũng như giảm chất lượng sống của người bệnh.
Ung thư cổ tử cung chữa trị thành công nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Do đó, tầm soát ung thư cổ tử cung là cách giúp người bệnh sớm phát hiện yếu tố nguy cơ, tiếp cận các biện pháp can thiệp và tăng hiệu quả điều trị.
Đối tượng cần tầm soát ung thư cổ tử cung
Việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật. Theo đó, độ tuổi được khuyến nghị thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm:
Từ 21 đến 29 tuổi: thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thin Prep với tần suất 3 năm/lần.
Từ 30 đến 65 tuổi:
- Thực hiện đồng thời cả 2 xét nghiệm HPV và Pap test/Thinprep với tần suất 5 năm/lần nếu kết quả HPV âm tính.
- Kết hợp thực hiện xét nghiệm HPV và Thinprep, hoặc Pap Smear hàng năm nếu kết quả HPV dương tính.
Trên 65 tuổi: có thể ngưng tầm soát ung thư cổ tử cung khi không có tiền sử tế bào cổ tử cung biến đổi bất thường trong các lần tầm soát trước và có 3 lần liên tiếp kết quả Pap kiểm tra bình thường hoặc HPV âm tính liên tiếp trong vòng 10 năm, trong đó kết quả gần nhất cần được thực hiện trong vòng 5 năm.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ tầm soát ung thư cổ tử cung được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Nơi đây quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại, đáp ứng các kỹ thuật chuyên sâu, cho kết quả chẩn đoán chính xác.
Nhằm đồng hành cùng phái đẹp chủ động bảo vệ sức khỏe, MEDLATEC dành tặng ưu đãi giảm 10% với gói như sau:
- Gói tầm soát ung thư cổ tử cung cơ bản
- Gói tầm soát ung thư cổ tử cung nâng cao
Thông tin chi tiết liên hệ hotline 1900 56 56 56.