Chống nắng cho da: Cách nào hiệu quả?

(Dân trí) - Mặc dù tiêu tốn một số tiền lớn vào các loại kem chống nắng nhưng các trường hợp ung thư da vẫn tiếp tục gia tăng và nguyên nhân chính là do sự tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng. Rõ ràng dùng kem chống nắng là chưa đủ.

 

Chống nắng cho da: Cách nào hiệu quả? - 1


 

Kem chống nắng - Nhiều tranh cãi

 

Hầu hết các loại kem chống nắng đều là dạng quang phổ rộng, cung cấp các chất bảo vệ chống lại sự lão hóa của các tia UVA (gây tổn thương da và hình thành các nếp nhăn sớm), và tia UVB (gây ra cháy nắng).

 

Người tiêu dùng có thể lựa chọn loại kem chống nắng bôi ngoài da loại block (che chắn không cho UV qua da) hoặc screen (chống hầu hết UV nhưng vẫn hấp thụ 1 phần để tạo vitamin D). Những loại kem mới nhất sẽ kết hợp cả 2 loại trên.

 

Một số chuyên gia cho biết các hóa chất dùng để khử tia UV (phổ biến là cinnamate, benzophenones và axit amino benzoic) phản ứng bất lợi với ánh nắng khi chúng được hấp thụ và có thể gây tổn thương ADN.

 

Nghiên cứu của trường ĐH California cho thấy bộ lọc hóa chất trong các loại kem chống nắng phổ biến có thể ngăn chặn được ung thư. Những tác dụng phụ chỉ xảy ra khi tia UV “thắng” kem chống nắng, xuyên qua da.

 

Lo lắng về sự gia tăng của các chất bảo quản đưa vào kem trong chống nắng và một số thành phần khác sẽ thấm vào da.

 

Một nghiên cứu của Thụy Điển chỉ ra rằng benzophenone-3 (B-3), một thành phần phổ biến trong kem chống nắng, xuất hiện trong nước tiểu của một số người dùng không quá liều kem chống nắng trong vòng 48 giờ trước đó.

 

Vậy chúng ta có nên lo lắng rằng các hóa chất sẽ ngấm vào cơ thể? “Thậm chí nếu các phân tử này được đào thải qua đường nước tiểu thì liệu chúng vô hại với nồng độ thấp”, GS Bria Diffey, một chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chống nắng, băn khoăn nói.

 

Và cũng chưa có gì là rõ ràng để khẳng định rằng liệu xu hướng dùng công nghệ nano trong các sản phẩm chống nắng là xấu. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất đã phát triển những công nghệ rút gọn thành phần trong kem chống nắng dạng sunblock (ví như ô-xít titanium và kẽm có kích cỡ chỉ bằng 1/1.000 của sợi tóc).

 

Ngay cả việc đưa chất chống ôxy hóa vào kem chống nắng cũng không thực sự giúp bảo vệ da khỏi nắng.

 

Vậy cách nào giúp bảo vệ da hiệu quả?

 

Các nghiên cứu cho thấy cà chua, một loại rau quả giàu chất chống ôxy hóa và lycopene. Có thể là vũ khí chống tia tử ngoại hiệu quả, giúp giảm thiểu những tổn thương trên da do các tia UV gây ra.

 

Theo đó, 20 người được ăn 5 thìa sốt cà chua mỗi ngày trong 12 tuần và cũng trong thời gian này, họ cũng tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại và kết quả cho thấy sự có sự cải thiện rõ nét về sức chịu đựng và khả năng tự bảo vệ của da.

 

Như vậy chế độ ăn giàu chất chống ôxy hóa rất quan trọng cho việc bảo vệ cơ thể trước ánh nắng nhưng ăn cà chua không có nghĩa cơ thể bạn là “bất khả xâm phạm” mà còn cần phải có trang phục chống nắng và kem chống nắng hỗ trợ.

 

Phương Uyên

Theo Dailymail