1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cho bé dùng thuốc

Chăm sóc trẻ nhỏ thật khó nhưng chăm sóc khi đau ốm còn khó hơn, đặc biệt là khi cho bé uống thuốc....

Thực hành vệ sinh

 

Khi quấn tã lót, để đủ cao và thuận lợi nên đặt bé nằm trên bàn. Chuẩn bị sẵn sàng những thứ cần dùng như bông, thuốc... trước khi bắt đầu công việc.

 

Rửa tay thật sạch trước khi cho uống thuốc, khi thực hiện hay khi dùng vật gì liên quan tới bé.

 

Khi chăm sóc mặt cho bé, bạn chặn hai chân bằng cách ngả người trên bé. Điều này sẽ ngăn không cho bé ngọ nguậy chân tay và giới hạn được những động tác không nên có của bé.

 

Dùng ống hút nước hay bình có núm vú. Ống hút nước giống như ống bơm nhỏ, ống tiêm, không nhọn đầu, rất thích hợp để dùng cho bé uống kháng sinh. Đẩy dồn thuốc vào khoé miệng, nghiêng ống hút sát má chứ không thẳng về phía lưỡi. Đẩy từ từ, chú ý xem bé có nuốt đều đặn không hay đã "trật đường".

 

Cách thức khác là dùng núm vú thuốc và chỉ dùng cho bé còn đang bú. Dùng núm vú bé sẽ rất dễ chịu khi bú.

 

Trường hợp bé không muốn mở miệng, chớ bóp mũi hay đè mạnh cằm của bé.

 

Nhiệt độ của thuốc. Nếu thấy những ống thuốc nhét đít có ướp lạnh, trước khi dùng đừng quên nhúng đầu ống vào nước nóng ấm để làm mềm chất bạch lạp bôi quanh đầu ống (parafin).

 

Trước khi sử dụng ống xịt, bơm, thuốc nhỏ mắt nên nghĩ đến việc làm nóng lọ bình, chai nhỏ bằng cách dùng bàn tay xoay qua xoay lại trong vài phút. Như thế bé sẽ dễ chịu hơn khi tiếp xúc với chúng.

 

Tư thế

 

Để tránh những trở ngại khi nhỏ thuốc vào tai của bé hoặc xịt bất kỳ loại thuốc gì nên đặt bé nằm nghiêng, giữ chặt đầu bằng 1 tay còn tay kia trải dài theo cằm và hàm của bé.

 

Luôn giữ đầu bé nghiêng trong vài giây để thuốc có thể vào trong ống thính giác.

 

Chuẩn bị

 

Đối với mũi, trước tiên phải chùi sạch từng lỗ mũi với nước tương dịch sinh lý. Chỉ cần một vài giọt cho những tuần lễ đầu, sau đó có thể tăng lên nửa ống.

 

Bé cần hắt hơi để thải ra những nước nhờn trong mũi, nếu không khi nghiêng đầu chất nhờn lại chảy qua mũi khác, có khi xuống đáy cuống họng.

 

Nếu mũi bé bị nghẹt, dùng khăn tay nhỏ quấn vào tay hoặc tăm bông, thấm nước tương dịch sinh lý để dễ móc kéo các chất nhờn. Khi các chất nhờn làm nghẽn lưu thông không khí nên giúp bé hỉ mũi nhưng cũng không quá lạm dụng vì dễ làm tổn thương màng nhầy mũi.

 

Đối với mắt, dùng một miếng gạc vô trùng có thấm nước tương dịch vừa để chùi sạch vừa lấy đi những phân tiết của mắt. Lau từ góc trong của mắt ra ngoài, nếu làm ngược lại thì bụi bặm, chất dơ sẽ đi theo vào trong ống dẫn nước mắt. Mỗi mắt nên dùng một cái gạc riêng để tránh vi khuẩn chuyển từ mắt này sang mắt kia. Đối với tai cũng thế.

 

Thực hiện

 

1. Khi nhỏ thuốc vào mũi của bé, không nên bóp mạnh bình thuốc vì những tia nước thuốc phun ra sẽ làm bé khó chịu. Sau đó, giữ đầu bé thẳng trong giây lát, không cho cử động.

 

2. Khi nhỏ thuốc đau mắt, mẹ nên dùng ngón cái và ngón trỏ banh nhẹ mi mắt rồi nhắm vào giữa con ngươi, không quá cao vì sẽ làm bé giật mình, cũng không nhỏ sát khoé góc vì sẽ làm bài tiết nước mắt. Khi có giọt rơi vào khoé nên làm nhấp nháy mi mắt để giúp thuốc lan vào bên trong.

 

3. Khi nhỏ thuốc vào tai, trước tiên dùng bông khô cuộn lại lau sạch vành tai. Dùng nước thấm nhẹ nếu có ráy dính ở đó. Đối với trẻ sơ sinh, không dùng que nhỏ có quấn bông, không lau quá xa vào bên trong vì rất dễ đụng đến ống thính giác.

 

4. Trong trường hợp bé bị viêm tiểu phế quản hay bị hen, cách điều trị phổ biến là dùng bình thở dành cho trẻ em. Trước khi bóp nhẹ bình, nên giữ yên bé áp vào người bạn, đặt mặt nạ vào miệng và mũi, phải thật kín.

 

5. Nhét thuốc vào hậu môn. Nhét vào thế nào cũng được vì những ống thuốc mới luôn có hai đầu vuông. Giữ thật chắc hai chân của bé, nâng cao sát bụng để bé không nhổm mông lên, nhét ống vào và bơm thuốc, bóp sát hai mông, giữ yên vài giây.

 

6. Đối với một số nước sirô, mẹ có thể dùng muỗng đã được phân chia sẵn từng nấc, đặt ngay bờ môi để bé có thể dùng lưỡi kéo nước vào miệng.

 

Cũng cần có tư thế đúng: bạn ngồi thẳng người trên hai đầu gối, muỗng cũng thẳng với lưỡi để bé không nuốt lệch hay còn gọi là "trật đường".

 

Theo Thái Học

Sài Gòn tiếp thị