Chỉ 30% trẻ được tiêm viêm gan B ngay sau sinh
(Dân trí) -Tại Việt Nam, vắc xin viêm gan B được đưa vào chương trình TCMR từ năm 2003. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B đủ 3 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90% nhưng tỉ lệ trẻ sơ sinh được tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh chỉ đạt dưới 30%.
Tuy nhiên, hiện hạn chế lớn nhất là tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24h sau sinh vẫn thấp. Năm 2007, 2008 và năm 2010 tỷ lệ này đạt dưới 30%. Có nhiều nguyên nhân khách quan về mặt xã hội và sự chấp nhận của người dân. Bên cạnh đó công tác quản lý điều hành TCMR được từng bước nâng cao, cách thức đưa dịch vụ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cũng được thay đổi.
Trong năm 2010, chương trình TCMR triển khai cuộc điều tra “Đánh giá hiệu quả của tiêm chủng vắc xin viêm gan B giai đoạn 2000 - 2008” thông qua xác định tỷ lệ nhiễm HbsAg ở trẻ em Việt Nam, với hơn 7000 trẻ sơ sinh trong giai đoạn này cho thấy việc có tiêm vắc xin giảm đáng kể tỷ lệ trẻ mang HbsAg so với nhóm trẻ không được tiêm. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin đủ ba mũi cơ bản đã hạ thấp đáng kể tỉ lệ trẻ mang vi rút viêm gan B so với nhóm trẻ chưa tiêm đủ mũi.
Kết quả điều tra cũng thấy hiệu quả của việc tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh vòng vòng 24h giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ em Việt Nam. Nguy cơ nhiễm HbsAg ở nhóm được tiêm chủng sau 7 ngày sơ sinh cao hơn rõ rệt so với nhóm được tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh.
Xuất khẩu vắc xin Việt Nam có thế mạnh
Chủ tịch cũng yêu cầu ngành y tế đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch sản xuất vắc-xin trong nước, bảo đảm chủ động được nguồn vắcxin và tiến tới xuất khẩu những vắcxin mà Việt Nam có thế mạnh.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, phòng bệnh kém thì dịch bệnh sẽ phát triển, bệnh tật phát sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe gây tốn kém cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, mặc dù “thầm lặng” hơn các hoạt động trực tiếp khám, chữa, điều trị cho người bệnh, nhưng ý nghĩa kinh tế-xã hội của hoạt động y tế dự phòng là rất lớn. Chủ tịch mong muốn ngành y tế, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm làm tốt hơn nữa công tác y tế dự phòng; tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự giác của các tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt phương châm “phòng bệnh là chính”.
Ngành y tế cần tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước hoàn thiện hệ thống chính sách về y tế dự phòng, cả chính sách đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, cả chính sách đào tạo bồi dưỡng, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch sản xuất vắc xin trong nước, bảo đảm chủ động được nguồn vắc xin và tiến tới xuất khẩu những vắc xin mà Việt Nam có thế mạnh, từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng công tác y tế dự phòng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tú Anh