1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Chăm sóc người ốm mệt

Khi cơ thể ốm mệt, nhu cầu dinh dưỡng thường giảm hẳn, đôi khi người bệnh không có cảm giác muốn ăn bởi miệng đắt ngắt, nuốt khó… Kèm theo đó là tâm trạng mệt mỏi, bức bối, bi quan do nghĩ tới bệnh tật.

Vậy nên, để người ốm mệt nhanh chóng hồi phục, cách chăm sóc rất quan trọng.

Tạo cảm giác dễ chịu

Nên để người bệnh ở trong phòng thoáng nhưng đủ ấm. Ngoài ra cũng cần có độ yên tĩnh nhất định để người bệnh không căng thẳng.

Nếu người bệnh ốm lâu, cần chuyển người bệnh sang phòng khác đều đặn 1 lần/tuần để làm vệ sinh phòng: quét nhà, thay vải trải giường... Sau đó đóng cửa lại nếu cần để tránh gió, rồi lại chuyển người bệnh về.

Hằng ngày đều phải làm vệ sinh thân thể cho người bệnh và thực hiện vào một giờ nhất định trong ngày. Có thể tắm gội cho người bệnh nhưng chú ý nhiệt độ nước (bằng với thân nhiệt) và phải tắm ở phòng kín, không có gió.

Do tâm lý nên người ốm bao giờ cũng mong được quan tâm nên cần cắt cử người trông nom thường xuyên. Không nên để người bệnh thấy nét mặt lo lắng, buồn bã của người chăm sóc. Những khi trở bệnh, cần an ủi và có thể xoa bóp cơ thể để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Khuyến khích người bệnh đi lại, vận động nhẹ nhàng. Với những người buộc phải nằm, ngồi một chỗ, mát xa liên tục là cách tốt nhất giúp người bệnh cảm thấy thoải mái.

Giờ giấc săn sóc

Nên tự quy định giờ giấc cụ thể và tuân thủ trong tất cả mọi việc như: đo thân nhiệt cho người bệnh; vệ sinh cá nhân, cho uống thuốc hay bôi thuốc, mát xa. Việc săn sóc có giờ giấc như vậy sẽ làm người bệnh đỡ mệt.

Nếu người bệnh mắc các bệnh có thể lây lan thì cần phải cách ly, hạn chế sự thăm viếng.

Thuốc điều trị cũng phải uống đúng liều lượng và đúng lúc.

Dinh dưỡng cho người ốm mệt

Một trong những lưu ý hàng đầu là cần phải cho người bệnh uống đủ nước (nước trắng, nước cam, nước chanh…) để đào thải các độc tốc do thuốc men gây ra. Những người ốm sốt thường thích nước mát hơn là nước ấm nóng.

Các thực phẩm cần phải mềm và đủ dinh dưỡng như: cháo, súp, sữa… Chú ý đa dạng các thực phẩm để đảm bảo đủ chất.

Ngoài ra, nên cho người bệnh uống thêm Trajordan, một dạng siro bổ dưỡng cung cấp lysin và các vitamin cần thiết cho sự hồi phục sức khỏe của người bệnh. Trong đó, Lysin có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng và hỗ trợ quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Các vitamin A, D, E, B1, B2, C và PP là những vitamin quan trọng giúp tăng sức đề kháng cũng như phục hồi cơ thể. Các vitamin này có vai trò quan trọng trong chuyển hoá các chất và bảo đảm cho cơ thể hoạt động bình thường nên thường được sử dụng như thuốc bổ bách bệnh, thuốc tăng lực khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn hay chỉ đơn thuần là muốn duy trì sức khoẻ.

Trên thực tế, đối với người bệnh, khi ốm mệt cũng là lúc lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể hạn chế. Trong khi đó, bản thân cơ thể cũng không thể tổng hợp các vi chất quan trọng này; đồng thời, chúng cũng thường bị hao hụt trong quá trình chế biến. Nếu cơ thể không được bổ sung đủ lượng Lysin, quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng dễ bị rối loạn, cảm giác ngon miệng suy giảm, không có lợi cho sức khỏe cũng như phục hồi sức khỏe của người bệnh.

Không chỉ có thành phần hợp lý với các hàm lượng vi chất cân đối, dựa trên thói quen dinh dưỡng của người Việt, Trajordan còn có nhiều ưu điểm khác như: không chứa màu nhân tạo, không chứa đường nhân tạo, hương vị thơm ngon, dễ uống…. rất thích hợp với người ốm mệt.

PV