1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cảnh giác với trinh nữ hoàng cung không rõ nguồn gốc

Chỉ hơn chục năm trở lại đây, đã có hàng chục sản phẩm gắn với loại dược liệu quý Trinh nữ hoàng cung, thậm chí còn được đồn thổi là “xua tan nỗi lo ung bướu”, “làm tiêu khối u”…trong khi đó mới là dạng thực phẩm chức năng...

Trinh nữ hoàng cung: cây nào chữa bệnh?

 
Cảnh giác với trinh nữ hoàng cung không rõ nguồn gốc  - 1

Cây náng (trái) - Cây Trinh nữ hoàng cung (phải)

Trinh nữ hoàng cung, vốn được biết đến trong dân gian là loại dược liệu quý trong các bài thuốc cổ phương để trị các bệnh về  u bướu. Từ những năm 1990, người dân đồn nhau tìm lá cây Trinh nữ hoàng cung tươi để chữa bệnh u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt và hiện nay, nhiều người bệnh cũng đang sử dụng kinh nghiệm dân gian: mua lá về sắc uống hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, cây trinh nữ hoàng cung có nhiều loài khác nhau và không phải loại cây nào cũng có tác dụng chữa bệnh.

 

Theo kết quả nghiên cứu của TS. DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nhà khoa học đã  được nhận giải thưởng Kovalevskaia với công trình nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung, thì tác dụng trị các bệnh về u bướu chỉ có ở  cây Trinh nữ hoàng cung Việt Nam (có tên khoa học là Crinum latifolium L. họ Amaryllidaceae). Hiện nay ở Việt Nam hiện có tới 7 cây có hình thái thực vật giống nhau và giống với cây Trinh nữ hoàng cung và chỉ có các nhà khoa học mới xác định được dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu về gen (ADN), người thường rất khó để phân biệt được dựa trên hình thái thực vật.

 

Ngay cả khi đã chọn đúng loại cây Trinh nữ hoàng cung mà vùng trồng không đạt yêu cầu về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước, quá trình chăm sóc, thời gian thu hái, chế biến thì dược liệu đó cũng không đảm bảo hàm lượng hoạt chất sinh học để làm thuốc. 

 

Lập lờ thực phẩm chức năng và thuốc!

 

Từ những năm 2004, khi công trình nghiên cứu về bài thuốc  điều trị u xơ tử cung và phì đại lành tính tuyến tiền liệt của các nhà khoa học trong và ngoài nước chứng minh được tác dụng thực sự của cây Trinh nữ hoàng cung thì hàng loạt các sản phẩm gắn với mác Trinh nữ hoàng cung đua nhau ra đời. Liệt kê sơ sơ cũng có cả chục loại, bao bì thiết kế bắt mắt, dược tính, công dụng, hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Nhưng hầu hết… đều là thực phẩm chức năng, được chiết xuất thành viên nang và bày bán trong… nhà thuốc tây, nếu không đọc kỹ thì người tiêu dùng rất dễ lầm tưởng là thuốc trị bệnh. Nhiều sản phẩm còn được đồn thổi có thể “xua tan nỗi lo ung bướu” hay “nâng cao hiệu quả điều trị bệnh u xơ, u nang”, thậm chí là dẫn chứng tác dụng …tiêu tan khối u trong khi đó mới là dạng thực phẩm chức năng. Thực tế này khiến không ít người bệnh “hoa mắt, chóng mặt” vì không biết đâu là thuốc từ được nghiên cứu chính xác từ cây Trinh nữ hoàng cung nữa. Bởi lẽ với cách đưa tin quảng cáo của nhiều loại thực phẩm chức năng như hiện nay, thì người dân rất dễ lầm tưởng đó là thuốc điều trị.

 

Trong khi đó, theo khẳng định của Cục Quản lý dược – Bộ Y tế thì trên thị trường chỉ có hai sản phẩm được công nhận là thuốc điều trị bệnh sản xuất từ cây Trinh nữ hoàng cung là thuốc CRILA của Công ty TNHH Thiên Dược (với chỉ định điều trị u phì đại tuyến tiền liệt và u xơ tử cung) và Tadimax của Công ty dược phẩm Đà Nẵng (với 1 chỉ định điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt, không chỉ định điều trị u xơ tử cung)

 

Người dùng cần nâng cao cảnh giác

 

Cảnh giác với trinh nữ hoàng cung không rõ nguồn gốc  - 2


Trong khi chỉ có 2 sản phẩm được cấp phép lưu hành với tư cách là thuốc đặc trị thì thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng chục sản phẩm có nguồn gốc từ cây trinh nữ hoàng cung được quảng cáo rầm rộ với hàng loạt công hiệu không khác gì thuốc điều trị, thậm chí còn thổi phồng có khả năng làm tiêu tan các loại khối u, giảm kích thuốc khối u…trong khi chỉ là thực phẩm chức năng khiến không ít người bệnh thiếu thông tin mua về dùng vì lầm tưởng thuốc điều trị.

 

Theo PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam thì  

Tâm lý người Việt Nam là “có bệnh thì vái tứ phương”, nghe có “thuốc” hay là mua về dùng với hy vọng “may thầy, phước chủ”. Thực tế, thực phẩm chức năng không phải là thuốc chữa bệnh mà chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần nào đó trong việc điều trị bệnh tật hoặc góp phần nâng cao thể trạng. Điều đáng lưu ý là các nhà sản xuất khi đăng ký sản xuất thuốc chữa bệnh phải có hồ sơ đầy đủ, cơ quan cấp phép thẩm định chặt chẽ, khắt khe, còn thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp tự công bố chất lượng và cơ quan quản lý kiểm tra sau.

 

Bởi vậy, không ít doanh nghiệp né sản xuất thuốc mà chỉ sản xuất thực phẩm chức năng với những chiêu quảng cáo hoa mỹ để người bệnh tưởng rằng thực phẩm chức năng cũng là thuốc chữa bệnh. Bà con cần cẩn trọng phân biệt thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng để khỏi “tiền mất tật mang”.

 

Còn theo TS.DS Trâm thì hiện nay, rất nhiều sản phẩm đang lưu hành đều nói là có nguồn gốc từ cây trinh nữ hoàng cung. Tuy nhiên, không mấy nhà sản xuất công bố các nghiên cứu, bẳng chứng khoa học liên quan nào? Vùng trồng nguyên liệu ra sao, thu hái, chiết xuất thế nào, vì thế không thể khẳng định cứ hễ nói trinh nữ hoàng cung là có khả năng chữa bệnh…

 

Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần tỉnh táo, không nên quá tin tưởng vào những lời quảng cáo thái quá về khả năng chữa bệnh của các loại thực phẩm chức năng, có bệnh cần phải dùng  thuốc điều trị, tốt nhất nên tìm hiểu các sản phẩm được nghiên cứu dựa  trên những bằng chứng khoa học đủ sức thuyết phục.

 

Theo Trần Thắng

An ninh thủ đô