Căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh ung thư hình thành và tiến triển
(Dân trí) - Stress là điều không thể tránh khỏi đối với con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có một mối liên hệ thực sự giữa căng thẳng và nguy cơ ung thư.
Những người bị ung thư có mức hormone căng thẳng tăng cao trong cơ thể của họ, làm tăng di căn và hoạt động của bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy các hormone căng thẳng như cortisol có thể ảnh hưởng đến các enzyme gây viêm, hoạt hóa quá trình viêm- tiền thân của một số bệnh ung thư và các bệnh khác.
Căng thẳng còn khiến các gốc tự do trong cơ thể tạo ra nhiều hơn. Các gốc tự do này sẽ tấn công lên cấu trúc tế bào, gây tổn thương, đột biến tế bào- nguyên nhân hình thành tế bào ung thư.
Cách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng
Thiền tập, yoga, chạy bộ,… là một trong những cách hiệu quả để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và cũng là cách tuyệt vời để giúp giảm nguy cơ ung thư. Hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để thư giãn cơ thể, bạn sẽ thấy hiệu quả tuyệt vời mà nó mang lại.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như chúng ta chỉ tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong một thời gian ngắn, hay các thói quen trên chỉ xảy ra trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày chúng ta làm việc 8 tiếng tại văn phòng, và lặp lại mỗi tuần 5-6 ngày trong suốt nhiều năm thì chắc chắn nó sẽ tạo ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe.
Do vậy, việc điều chỉnh các thói quen và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ là việc bạn cần thực hiện ngay từ bây giờ.