1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cẩn thận kẻo ngộ độc măng

(Dân trí) - Chất độc glucozit trong măng sẽ sinh ra acid xyahydric (HCN) khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày. Chính axit này đã gây ra ngộ độc, nôn mửa giống khi bị ngộ độc sắn. Một người lớn ăn phải 20mg acid xyahydric có thể bị ngộ độc.

Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà sợ món măng bởi ngộ độc măng chỉ xảy ra khi ăn măng tươi chế biến không đúng cách. Acid xyahydric tuy là chất độc nhưng lại hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng.

 

Khi muốn ăn măng, bạn chỉ việc luộc kỹ măng một, hai lần, khi luộc acid xyahydric sẽ hoà tan trong nước và bay hơi theo nước sôi, cần lưu ý không sử dụng nước luộc măng để nấu nướng.

 

Dưới đây là hàm lượng acid xyahydric có trong một trăm gam măng tươi và măng nấu

 

Măng chưa luộc: 3,14- 3,83 mg HCN.

 

Măng tươi luộc kỹ: 10mg HCN.

 

Măng chua ngâm: 2,61 mg HCN.

 

Như vậy, chỉ cần ăn một trăm gam măng tuơi (hoặc luộc qua loa hay dùng cả nước) cũng đủ bị ngộ độc. Còn ăn măng đã được luộc kỹ do đã loại hết HCN nên không xảy ra ngộ độc.

 

Phạm Thanh