Cận cảnh nơi nấu nước "mát" nhìn là không muốn uống

Một gia đình sáu người với ba thế hệ dựng lều sống tạm bợ trên bãi đất trống cạnh số nhà 186, đường 1A, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân (TPHCM). Họ làm nghề bán nước giải khát lòng lề đường. Buổi sáng họ nấu nước “sâm”, nước nha đam, ướp lạnh để bán.

Cận cảnh

Nồi nước “sâm” được nấu bằng rễ tranh và lá dứa, sau đó đổ ra thùng sơn, được dùng ca rót vào những vỏ chai nước suối. Người đàn ông trạc 40 tuổi, tay chân lấm lem liên tục dùng ca rót nước vào chai, trông rất mất vệ sinh.

Điều đáng nói là những chai chứa nước sâm được súc, rửa trực tiếp trong thùng phi nước, mà thùng phi này không chắc chỉ dùng để xúc rửa chỉ riêng các chai nhựa này, bởi việc nấu ăn, giặt giũ cũng lấy nước từ đây ra.

Việc chế biến, nấu nước, chiết nước từ thùng sơn vào chai nhựa… tất cả được làm trên nền đất bụi bặm, nhơ nhớp. Xung quanh là những đứa trẻ chơi đùa. Phía sau là một nhà vệ sinh dã chiến.

Pháp luật TPHCM đã từng cảnh báo, theo các nhà quản lý an toàn thực phẩm thì việc quản lý bán hàng rong là bất khả thi. Còn các chuyên gia về đông y thì cảnh báo sự mất vệ sinh, cũng như tính an toàn của nước mát là không ai biết được. Trong khi đó, người dân vẫn vô tư mua uống.

Địa điểm nơi bán nước mát.
Địa điểm nơi bán nước mát.

Nước mát được nấu như thế này.
Nước mát được nấu như thế này.

Các bình nhựa chứa nước được súc rửa trong một cái thùng lớn.
Các bình nhựa chứa nước được súc rửa trong một cái thùng lớn.

Nước ở trong thùng này đồng thời cũng kiêm luôn
nhiệm vụ nấu ăn, giặt giũ.
Nước ở trong thùng này đồng thời cũng "kiêm" luôn "nhiệm vụ" nấu ăn, giặt giũ.

Các chai nước mát thành phẩm chỉ sau 1 công đoạn rót nước
vào chai và đóng nắp lại.
Các chai nước mát thành phẩm chỉ sau 1 công đoạn rót nước vào chai và đóng nắp lại.


Theo Duy Tính

Pháp luật TPHCM