1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Cần biết khi chăm trẻ

(Dân trí) - Làm thế nào để phòng tránh viêm tai giữa, huyết áp cao ở trẻ nhỏ? Liệu bé có sẵn sàng làm quen với thức ăn mới? Cách giúp bé dễ chịu hơn khi bị cảm cúm… Dưới đây là giải đáp và hướng dẫn của các chuyên gia y tế Hoa Kỳ:

Phát hiện viêm tai giữa

 

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do ống eustachian trong tai chưa phát triển hoàn thiện (ngắn và hẹp hơn so với khi trưởng thành). Dưới đây là những điều kiện thuận lợi khiến trẻ dễ bị viêm tai giữa:

 

- Thường xuyên sống trong khu vực có khói.

 

- Vừa bị dị ứng thức ăn, dễ bị cảm lạnh, đã từng bị viêm tai giữa hoặc gia đình có tiền sử viêm tai giữa.

 

- Được vệ sinh tai hằng ngày.

 

- Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân khi chào đời.

 

- Vừa ngủ vừa ăn hoặc ngậm ti giả.

 

- Các bé trai dễ bị nhiễm trùng tai hơn các bé gái.

 

Phát hiện trẻ bị huyết áp cao

 

Huyết áp cao thường xảy ra khi các mạch máu bị co hẹp và gây khó khăn cho tim đẩy máu đi khắp cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các bệnh tim mạch.

 

Trong khi huyết áp cao là một bệnh rất phổ biến ở người lớn thì Viện Tim Texas khẳng định trẻ em cũng có thể bị huyết áp cao, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử bị bệnh này. Bệnh huyết áp cao ở trẻ thường do một số nguyên nhân khác chẳng hạn như bị các bệnh tim hay thận.

 

Nếu trẻ bị huyết áp cao, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ luyện tập thể dục thể thao và duy trì được cân nặng lý tưởng. Chế độ ăn của trẻ cũng cần ít muối, chất béo và đường, tránh để trẻ hút thuốc thụ động.

 

Móng chân bị nhiễm nấm

 

Móng chân rất dễ bị nhiễm nấm có tên onychomycosis và cần được điều trị bằng các loại thuốc đặc hiệu.

 

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi móng chân bị nhiễm nấm:

 

- Móng chân màu vàng hoặc bạc màu.

 

- Móng chân trở nên rất dày và khó cắt.

 

- Móng chân bị chẻ từ phần gốc móng.

 

- Móng chân dễ gãy.

 

Khi trẻ bị cảm cúm

 

Khi trẻ bị cảm cúm, không nhất thiết phải điều trị bằng các loại thuốc chuyên dụng nhưng căn bệnh này thường khiến trẻ khó chịu. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp trẻ cảm thấy thoải mái, bớt mỏi mệt khi bị bệnh:

 

- Luôn cho trẻ uống nhiều nước. Thường xuyên khuyến khích trẻ uống nước, cho bé uống nước quả dạng sinh tố. Chọn các loại quả mềm như dưa để bổ sung thêm nước cho trẻ.

 

- Đọc sách, bật nhạc hoặc phim hoạt hình để giữ trẻ nằm yên trên giường.

 

- Nếu bé than đau cơ thì có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen và nhất thiết không được cho uống aspirin.

 

- Mặc cho bé những trang phục thoải mái, dễ dàng thay hoặc mặc vào khi bé cảm thấy nóng hoặc lạnh.

 

Thường xuyên kiểm tra mắt

 

Thường xuyên kiểm tra mắt rất quan trọng, đặc biệt là trẻ nhỏ, Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ khẳng định.

 

Kiểm tra mắt bằng cách quan sát khi trẻ vừa sinh là hoàn toàn chưa ổn, Hiệp hội cảnh báo. Bởi khi được 6 tháng tuổi, tất cả trẻ cần phải được tiếp tục kiểm tra mắt.

 

Nếu kết quả kiểm tra tốt thì bé không cần phải kiểm tra thêm cho tới tận khi 3 tuổi mà chỉ cần kiểm tra lại trước khi đi học. Việc kiểm tra sẽ giúp chuẩn đoán một số bệnh ở mắt như chứng giảm nhãn áp, mắt lờ đờ hoặc bị thong manh.

 

Nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay nếu thấy mắt bé có bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Cũng nên thường xuyên đo thị lực nếu trẻ có nguy cơ bị các bệnh về mắt như nhẹ cân khi sinh hoặc mẹ bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị bệnh rubella, hoặc uống uống rượu, dùng thuốc trong thời gian mang bầu.

 

Bé sẵn sàng ăn thực phẩm đặc?

 

Nếu baby của bạn được khoảng 4 tháng tuổi, bạn có thể thử cho bé ăn một số thực phẩm đặc hơn. Nhưng làm thế nào để biết bé đã sẵn sàng?

 

Dưới đây là hướng dẫn của Quỹ Nemours:

 

- Bé có đẩy lưỡi ra theo phản xạ khi bạn cho bé ăn thực phẩm đặc? Thực tế, không hẳn là bé không thích thức ăn mới đâu mà đó là phản xạ này giúp bé không bị nghẹn khi bú bình thôi.

 

- Bé có lắc đầu hoặc quay đi khi bạn đưa thực phẩm vào miệng bé? Trước khi biết ăn những thức ăn đặc hơn, bé có thể sẽ kháng cự bằng cách quay đầu và cổ.

 

- Bé có thích ăn bằng thìa hơn bú bình? Nếu bé chăm chú nhìn đồ ăn trên tay bạn thì chắc chắn, bé đang rất muốn thử nếm một chút để xem hương vị của nó thế nào.

 

Nhân Hà

Theo MSN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm