Cách xử trí nghẹt mũi ngay tại nhà
(Dân trí) - Nghẹt mũi không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày. Những cách xử trí đơn giản tại nhà sẽ giúp bạn giảm khó chịu do nghẹt mũi đem đến.
Tại sao trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi, tỷ lệ người bị nghẹt mũi lại tăng lên?
Không khí lạnh và khô là điều kiện lý tưởng để các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh ở hệ hô hấp. Virus cúm như Influenza, rhinovirus... xâm nhập và gia tăng số lượng trong cơ thể, khiến tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp tăng lên.
Sự gia tăng số lượng người mắc bệnh hô hấp kéo theo sự gia tăng của các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh đường hô hấp trong đó có nghẹt mũi.
Nghẹt mũi do các bệnh về đường hô hấp thường gặp lúc giao mùa
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi nặng và kéo dài, một trong số đó phải kể đến các bệnh lý về mũi.
Viêm xoang
Khi viêm xoang, dịch nhầy trong mũi tiết ra nhiều và không kịp đưa ra ngoài sẽ tràn vào khoang mũi gây bít tắc từ đó gây nên tình trạng nghẹt mũi
Cảm cúm, cảm lạnh
Cảm cúm, cảm lạnh thường kéo theo nghẹt mũi vì chúng không chỉ làm phù nề lớp niêm trong mũi mà còn kích thích mũi tiết nhiều dịch để làm sạch những tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus.
Viêm mũi dị ứng
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng không thể thiếu với những người viêm mũi dị ứng. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa lạnh.
Cách khắc phục nghẹt mũi kéo dài tại nhà
Để giảm cảm giác nghẹt hoặc tắc mũi, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản tại nhà như:
- Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý: Biện pháp này giúp loại bỏ đờm nhầy giúp đường thở thông thoáng, góp phần loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, …
- Xông hơi mặt hoặc tắm bằng nước ấm: Xông hơi có thể giúp thông mũi và rút ngắn thời gian hồi phục bệnh
- Chế độ dinh dưỡng và tập luyện: Luyện tập yoga, thể dục, hít thở đều đặn cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các dòng sản phẩm xịt mũi như Mucome spray cũng là một trong những biện pháp để kiểm soát nghẹt mũi.
Với thành phần dược chất chính là Xylometazoline, Mucome spray cho tác động trực tiếp lên tế bào niêm mạc mũi sưng phù nề - nguyên nhân gây ra nghẹt mũi. Từ đó chúng giúp dẫn lưu xoang và hỗ trợ giảm nghẹt mũi.
Mucome spray được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội trên dây chuyền sản xuất hiện đại.
Ứng dụng công nghệ Hydro Boost trong sản phẩm giảm nghẹt mũi Mucome spray
Trải qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu, CPC1 Hà Nội đã ứng dụng thành công công nghệ Hydro Boost vào sản phẩm Mucome Spray.
"Nhờ công nghệ Hydro boost, các phân tử thuốc sẽ được tăng cường bám dính tại niêm mạc, thuốc được lưu tại đích lâu hơn từ đó kéo dài tác dụng. Thêm vào đó, dịch thuốc sẽ không có tình trạng bị chảy xuống họng, nên sẽ không gây đắng khi sử dụng.
Với tổ hợp các chất dưỡng ẩm có trong thành phần, Mucome cải thiện tình trạng khô niêm mạc mũi do nghẹt mũi gây ra. Nhờ vậy, Mucome Spray cho hiệu quả với bệnh nhân có niêm mạc mũi nhạy cảm", đại diện doanh nghiệp cho biết.
Chinh phục người tiêu dùng từ chất lượng sản phẩm và những nỗ lực cải tiến, Mucome spray là một trong những thương hiệu thuốc hỗ trợ cải thiện nghẹt mũi được nhiều người dân tin dùng.