Cách sử dụng thạch rau câu an toàn cho trẻ em

Các bác sĩ, các phương tiện truyền thông đã cảnh báo và đưa tin nhiều về các trường hợp hóc thạch. Các nhà sản xuất uy tín cũng đã ghi trên bao bì “Thận trọng khi cho trẻ dưới 5 tuổi sử dụng” nhưng điều đáng buồn là nhiều bậc cha mẹ vẫn sơ ý….

 Là món ăn được trẻ em ưa thích nhưng do trơn nhẵn nên trẻ rất dễ bị hóc loại thức ăn này. Nhữn loại thạch rau câu hình cốc tròn khi rơi xuống thanh quản thì bị khít và gây nghẹt thở .

 

Để phòng tránh tai nạn đáng tiếc này, khi cho trẻ ăn thạch đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi các bậc cha mẹ phải để ý cẩn thận và cắt nhỏ ra trước khi cho trẻ ăn. Các bậc cha mẹ cũng có thể chọn các sản phẩm thạch khác như thạch sữa chua có hình dạng vuông hay lập phương thành phần chính là rau câu và sữa, sản phẩm này có đặc điểm là mềm như sữa chua nên rất rễ ăn, hay cũng có thể chọn các sản phẩm thạch rau câu như thạch đũa, thạch bút chì có hình dạng dài và nhỏ nên rất an toàn cho trẻ em.

 

Cách sử dụng thạch rau câu an toàn cho trẻ em

 Thạch sữa chua và Thạch Bút chì sản phẩm yêu thích của bé Bảo Ngọc (giải nhất VietNam’s Gol talent 2013)

 

Trong trường hợp trẻ chẳng may bị hóc thạch hay các dị vật khác có hình dáng tròn như các loại quả vải, nhãn, hay các lạo kẹo tròn… ngay lập tức cần sử dụng thủ thuật Heimilich và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không được dùng tay cố móc thạch hay dị vật ra khỏi cổ trẻ bởi việc làm này vô tình càng làm miếng thạch hay dị vật bị đẩy sâu vào bên trong, bít hết đường thở của trẻ, khiến trẻ tử vong nhanh.

Cách xử trí với trẻ sơ sinh bị hóc dị vật:

 

Hướng dẫn thực hiện thủ thuật Heimlich tại nhà:

 

Hướng dẫn thực hiện thủ thuật Heimlich tại nhà:


Hướng dẫn thực hiện thủ thuật Heimlich tại nhà:

+ Bước 1: Người cứu đứng sau lưng nạn nhân, một chân trước, một chân sau; chân trước lồng giữa hai chân nạn nhân.

+ Bước 2: Vòng hai tay ra trước, quàng lấy bụng nạn nhân, bàn tay ngoài nắm lấy nắm đấm của bàn tay trong (lòng bàn tay này úp xuống), áp sát vào vùng bụng phía trên rốn, ngay dưới xương ức của nạn nhân.

+ Bước 3: Giật lên thật mạnh và đột ngột theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên, liên tục 4-5 cái. Động tác này phải được thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực thì mới có hiệu quả.
 
Đối với phụ nữ có thai hoặc người béo phệ, vị trí đặt tay trên ngực tốt nhất là ngay giữa xương ức, cách mỏm ức 2-3 cm. Nên để nạn nhân ngồi tựa vào ghế để thao tác dễ hơn.
 
N.M